Nguồn gốc tên gọi Phú Quốc qua những câu chuyện lịch sử

Với vẻ đẹp huyền bí, Phú Quốc được ví là "đảo Ngọc" giữa biển khơi. Thế nhưng nguồn gốc tên gọi Phú Quốc thì không phải ai cũng biết.

Đỗ Thu Nga
12:19 21/01/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vì sao "đảo Ngọc" có tên là Phú Quốc?

Phú Quốc là hòn đảo lớn nhất Việt Nam, nằm trong vùng Thái Lan. "Đảo Ngọc" Phú Quốc có 22 hòn đảo lớn nhỏ. Trong đó Phú Quốc lớn nhất có diện tích 580 km², dài 49 km.

Đảo Phú Quốc có địa hình thoai thoải, thời tiết mát mẻ mang tính nhiệt đới gió mùa, khí hậu phân hai mùa khô - mùa mưa rõ rệt. Mùa khô ở đảo Phú Quốc chịu ảnh hưởng gió tín phong bán cầu bắc, nhiệt độ cao nhất 35 độ C vào tháng 4 và tháng 5. Mùa mưa ở đảo là cửa ngõ đón gió mùa Tây - Tây Nam, độ ẩm cao từ 85 đến 90%.

nguon-goc-ten-goi-phu-quoc-qua-nhung-cau-chuyen-lich-su-0
"Đảo Ngọc" Phsu Quốc xưa

Đảo Phú Quốc ẩn dấu nhiều điều kỳ thú và những bí ẩn, trong đó có nguồn gốc tên gọi của đảo. Theo các ghi chép, tên đảo Phú Quốc gắn liền với lịch sử hình thành và phát triển của hòn đảo này. 

Các tư liệu lịch sử chỉ ra, tên Phú Quốc do cộng đồng người dân cư đến đây lập nghiệp đặt tên vào thế kỷ 17. "Phú Quốc" là một từ Hán Việt, dịch ra là "đất nước giàu có" nhưng cũng có thể hiểu là "vùng đất trù phú".

Lịch sử ghi lại, năm 1671, một người Hoa tên Mạc Cửu mang gia đình và khoảng 400 sĩ phu rời khỏi Phúc Kiến. Sau nhiều ngày lênh đênh trên biển, đoàn người dừng lại ở vùng đất ít người sinh sống trên Vịnh Thái Lan (lúc đó là biển Tây Nam Việt Nam). 

Đến năm 1680, Mạc Cửu lập ấp rải rác từ Cà Mau đến Hà Tiên. Khi đó Hà Tiên có tên là Căn Khẩu, trở thành thương cảng phồn hoa bậc nhất khu vực. Tiếng lành về khu vực này vang xa, người dân gốc Hoa từ khắp nơi trong vịnh Thái Lan và người Việt từ vùng đất của chúa Nguyễn đến lập nghiệp rất đông. 

Từ một vùng đất hoang vu, hòn đảo lớn nhất Vịnh Thái Lan nằm gần Hà Tiên trở lên giàu, tấp nập với hệ thống cảng biển, sòng bài. Hòn đảo lớn nhất này được đặt tên là Phú Quốc giống như một lời mời gọi hấp dẫn của một miền đất hứa cho những người muốn tìm một cuộc sống mới.

Đến năm 1714, Mặc Cửu xin làm thuộc hạ của chúa Nguyễn. Đến năm 1724, học Mạc cống toàn bộ đất đai cho truyền nhà Nguyễn và được phong làm Đô đốc cai trị lãnh thổ Căn Khẩu (lúc đó được đổi tên thành Long Hồ Dinh, bao gồm cả Phú Quốc). Cũng từ lúc này, người Việt chính thức xác lập được chủ quyền của hòn đảo.

nguon-goc-ten-goi-phu-quoc-qua-nhung-cau-chuyen-lich-su

Ngoài chuyện lịch sử trên còn có một cách giải thích khác về nguồn gốc tên gọi Phú Quốc. Theo cách giải thích này, tên gọi do vua Gia Long đặt trong thời gian ông trốn chạy truy đuổi của quân Tây Sơn. Và Mũi Ông Đội chính là địa danh gắn liền với sự nghiệp lịch sử của Nguyễn Ánh - Gia Long ở Phú Quốc. Đáng nói, chính sử nhà Nguyễn không hề nhắc đến việc vua Gia Long đặt tên cho Phú Quốc. 

Thêm một câu chuyện nữa, trước khi được gọi là Phú Quốc hòn đảo này từng được ngư dân Thái Lan gọi là đảo Koh-dud (đảo ở nơi xa xôi). Người Campuchia thì gọi là đảo Koh-trol (hòn đảo có hình con thoi). 

Sau này khi các thương nhân phương Tây đến nhiều để giao thương hàng hóa thì gọi là Quadrole hoặc Phu-kok (phiên âm từ Phú Quốc). Đến ngày nay, vì cảnh đẹp của đảo Phú Quốc mà người dân Việt Nam thương mến gọi là "đảo Ngọc", có nghĩa là viên ngọc quý giữa biển khơi. 

Những giai thoại, truyền thuyết trên "đảo Ngọc" Phú Quốc

Gắn liền với đảo Phú Quốc là những giai thoại, truyền thuyết dân gian từ thời xa xưa khi con người mới mở đất phương Nam, tạo thêm sức hấp dẫn cho đảo. Cụ thể:

Giếng Tiên

Giếng Tiên cách thị xã An Thới (huyện Phú Quốc) khoảng 2km. Giếng Tiên là một mạch nước ngọt ở khe đá chảy ra, về sau được người dân xây tường bao thành giếng lấy nước. Giếng đơn giản chỉ là một vũng nước nhỏ nhưng rất diệu kỳ là nước không bao giờ cạn.

Theo truyền thuyết, thời Nguyễn Ánh thất trận bị quân Tây Sơn truy đuổi, ông đã cùng tàn quân chạy ra Phú Quốc. Khi cặp bế thuộc An Thới ngày nay cũng là đến lúc lương thực, nước ngọt cạn kiệt, lòng quân hoang mang, dao động. 

nguon-goc-ten-goi-phu-quoc-qua-nhung-cau-chuyen-lich-su-8
Giếng Tiên

Lúc này, chúa Nguyễn đã cắm mũi kiếm xuống đá cảm thán: Nếu trời xanh cho ta làm vua thì hãy ban nước ngọt và lương thực. Vừa dứt lời, từ dấu mũi kiếm cắm xuống đã tràn ra nước ngọt. Còn từ biển nổi lên đàn cá cơm. Cứ như thế cả đoàn quân có nước ngọt và lương thực. 

Ngày nay, ở chỗ Giếng Tiên vẫn còn một số dấu vết được cho là của vua Gia Long như ghế ngự, vết kiếm, dấu chân, mũi Ông Đội (là tên của một vị tướng hộ giá, trầm mình nhổ neo cho vua chạy, bị sóng biển cuốn trôi).

Bà Kim Giao

Bà Kim Giao là một nhân vật lịch sử và được xem là người đầu tiên khai phá đảo Phú Quốc. Theo truyền thuyết dân gian, bà Kim Giao thuộc dòng dõi hoàng tộc Chân Lạp, do chính biến nên bà đã trốn sang đảo Phú Quốc. 

Tại đó, bà lập khai khẩn, lập dinh trại, khai thác đồng cỏ rộng lớn để chăn nuôi. Bà còn cho dân phu khai khẩn đất hoang để canh tác, sản xuất. Ngày nay những cánh đồng này vẫn còn dấu tích, người dân địa phương gọi là Đồng Bà. Trên cánh đồng còn có nhiều cột cây, dấu vết.

nguon-goc-ten-goi-phu-quoc-qua-nhung-cau-chuyen-lich-su-6
Dinh Bà

Dọc theo sông Cửa Cạn có một số địa danh có tên gọi là Bính Dinh Bà. Đây là nơi xưa kia bà Kim Giao lập dinh địa. Về sau, bà hồi hương về cố xứ. 

Truyền thuyết còn kể rằng, bà đã giúp đỡ lương thực cho chúa Nguyễn Ánh trong thời gian ông ẩn náu trên đảo. Hiện có 2 Dinh Bà. Một ở Cửa Cạn, một ở gần Dinh Cậu. Dinh Bà gốc nằm ở trên hữu ngạn sông Cửa Cạn. Ngày nay đã được tu sửa nhiều và người dân hay đến thắp nhang.

Một số truyền thuyết khác còn kể rằng, bà Kim Giao hồi hương để lại bày trâu, sau này chúng sinh sôi thành đàn trâu rừng. Ngày nay người ta vẫn gặp bày trâu ở khu vực Bắc Đảo.

Ông Đạo Đụng

Truyền thuyết dân gian kể rằng, xưa có ông lão sống trong hang đá núi Hàm Ninh. Ông hiền từ, râu tóc bạc phơ, dáng tiên phong đạo cốt. 

Ông tu hành và làm rẫy trên núi, hiếm khi gặp ông xuống núi. Chuối ông trồng, ông không bán mà đen xuống chân núi treo ở giữa ngã ba đường, khách đi đường có đói thì lấy ăn. Người dân bản địa chẳng biết tên ông là gì nên chỉ gọi là ông Đạo Đụng. 

Sau một thời gian, người ta không còn thấy ông ở núi nữa. Nhiều người tin rằng ông là hiện thân của lối sống không so đo, tính toán. Ông đã thoát khỏi hỷ - nộ - ái - ố thường tình nên cho rằng ông đắc đạo thành tiên. 

Sự thật bất ngờ về tên gọi của thành phố Quy Nhơn từ những câu chuyện lịch sử thú vị 

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận