Người đầu tiên sốc phản vệ độ 3 sau tiêm vaccine COVID-19 có dấu hiệu sốt, rét run kèm co quắp, tê bì tay

Theo Chương trình Tiêm chủng mở rộng quốc gia, người sốc phản vệ độ 3 có dấu hiệu sốt, rét run kèm co quắp, tê bì tay. Người này xuất hiện các dấu hiệu sốc phản vệ sau 8 giờ tiêm vaccine phòng COVID-19.

Đỗ Thu Nga
08:22 15/03/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đây cũng là trường hợp đầu tiên tại Việt Nam sốc phản vệ độ 3 sau tiêm vaccine AstraZeneca. Những ca nặng trước đó ở mức phản vệ độ 2. 

Người còn lại có dấu hiệu chóng mặt, buồn nôn, khó chịu xuất hiện trong vòng 30 phút sau khi tiêm vaccine. Cả hai trường hợp đã được phát hiện và xử lý kịp thời. Hiện sức khỏe ổn định. 

Kể từ ngày 8/3 đến nay đã ghi nhận 12 người phản ứng nặng sau khi tiêm vaccine, xuất hiện phản ứng ở mức độ 2 - 3, dấu hiệu phổ biến là nổi mề đay, ngứa, phù mạch tại chỗ tiêm, khó thở. Một số trường hợp phản ứng nhẹ ở mức thông thường.

Theo báo cáo tiêm chủng, điểm tiêm tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP Hồ Chí Minh có 6 người phản ứng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Hải Phòng ghi nhận 4 người, Bệnh viện dã chiến Gia Lai ghi nhận 1 người... Các trường hợp đều được phát hiện xử trí trong 1 ngày, hiện sức khỏe ổn định.

Sau khi có báo các các trường hợp phản ứng vaccine, Bộ Y tế đã yêu cầu TP Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Gia Lai, điều tra, đánh giá, kết luận nguyên nhân các trường hợp tai biến nặng sau tiêm vaccine COVID-19.

nguoi-dau-tien-soc-phan-ve-vaccine-co-dau-hieu-gi

Đồng thời yêu cầu các địa phương có người đi tiêm chủng phải đề nghị người tiêm khai báo đầy đủ tình trạng sức khỏe, tiền sử tiêm chủng cho cán bộ y tế như: bệnh nền, bệnh cấp tính, sử dụng thuốc trong thời gian gần đây, lưu ý những trường hợp có tiền sử bệnh dị ứng.

Tính đến nay đã có 11.605 người đã được tiêm vaccine Covid-19 ở 12 tỉnh thành, thành phố, là cán bộ, nhân viên y tế đang trực tiếp điều trị bệnh nhân COVID-19, nhân viên y tế thực hiện nhiệm vụ lấy mẫu bệnh phẩm, xét nghiệm, truy vết, thành viên tổ COVID-19 cộng đồng.

Cụ thể: Hải Dương 7.276 người, Hà Nội 163 người, Hưng Yên 1.008 người, Bắc Ninh 312 người, Bắc Giang 1.230 người, Hải Phòng 205 người, TP HCM 774 người, Gia Lai 200 người, Long An 193 người, Đà Nẵng 117 người, Hòa Bình 32 người, Khánh Hòa 95 người.

Một số cơ sở khác ngừng tiêm trong 2 ngày cuối tuần và tiếp tục triển khai tiêm chủng vào đầu tuần. Các tỉnh bắt đầu triển khai trong tuần này gồm Quảng Ninh, Điện Biên, Đồng Tháp.

Được biết, vaccine COVID-19 của AstraZeneca có hơn 50 quốc gia, vùng lãnh thổ cũng đã tiêm vaccine này, tiêm bắp cho người từ 18 tuổi trở lên và không có độ tuổi giới hạn trên. 

Lô đầu tiên gồm 117.600 liều về Việt Nam hôm 24/2. Dự kiến trong tháng 3, 4 khoảng hơn 5 triệu liều nữa được Việt Nam tiếp nhận thành nhiều đợt, từ nguồn viện trợ của Covax, UNICEF và hợp đồng mua thông qua Công ty Cổ phần vacxin Việt Nam (VNVC).

PGS.TS Dương Thị Hồng, Phó Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương cho hay sau khi tiêm chủng có thể xảy ra các phản ứng. Cụ thể, phổ biến nhất (trên 10%) là các triệu chứng như đau đầu, buồn nôn, đau cơ, đau khớp, nhạy cảm đau, đau nóng tại vị trí tiêm ngừa, mệt mỏi, bồn chồn, sốt (phổ biến là sốt nhẹ, trên 38 độ C), ớn lạnh...

Ngoài ra, khoảng một đến dưới 10% số người tiêm có biểu hiện sưng và đỏ tại vị trí tiêm. Giống như vaccine khác đã sử dụng nhiều năm, vaccine COVID-19 khi đưa vào cơ thể có thể xảy ra biến chứng nghiêm trọng như sốc phản vệ.

Một số người có thể phản ứng chậm sau tiêm nhưng hiện nay chưa ghi nhận số liệu từ các tổ chức quốc tế về vấn đề này, cũng như các tai biến nặng sau tiêm chủng vaccine.

Hơn 10.000 người đã được tiêm vaccine COVID-19, Bộ Y tế yêu cầu xác minh các trường hợp bị tai biến sau tiêm chủng

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận