Nghịch lý: Càng ít tiền càng thích trưng diện

Hãy cùng xem cách người giàu bình dân tiêu tiêu - đây có thể là lời giải thích cho cái nghèo dai dẳng của nhiều người, nhất là các bạn trẻ.

Đỗ Thu Nga
4 ngày trước Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nếu bạn chưa hình dung được như thế nào là “một người giàu bình dân”, hãy nhìn người sếp hoặc những người giữ các chức vụ cấp cao ở chốn kiếm cơm của mình thử xem.

Quản lý, điều hành cả ngàn nhân sự, thu nhập mỗi tháng lên tới 9-10 con số nhưng ban ngày vẫn uống cà phê lề đường, thay vì cầm trên tay một cốc Starbucks; vẫn đang dùng điện thoại “cục gạch” từ đời nào ấy chứ không phải sản phẩm mới ra mắt; còn trang phục thì nhìn qua, không thể biết đó là hàng bình dân hay hàng hiệu cao cấp vì vắng bóng những chiếc logo bạc tỉ.

Đối nghịch với nhóm “người giàu bình dân” có lối sống đơn giản, không phô trương này là những người nghèo thích chưng diện. Một nhiên viên bình thường ngày nào cũng uống trà sữa trong khi sếp chỉ uống nước lọc, 5 ngày đi làm là 5 bộ trang phục, 5 chiếc túi xách khác nhau; luôn cầm trên tay chiếc điện thoại đời mới nhất,... không phải là điều quá hiếm, quá xa lạ hay khó thấy.

Nhìn nhận nghịch lý này, Kobayashi Yoshitaka - Cựu nhân viên tại Cục thuế Nhật Bản khẳng định: “Người giàu tập trung nghĩ cách để kiếm tiền, khiến tiền tự “nhân giống” hơn là tận hưởng việc tiêu xài hoang phí; còn những người không thực sự nhiều lại có xu hướng muốn chứng minh, khẳng định tôi giàu hoặc tôi không nghèo. Đó là điều làm nên sự khác biệt”.

nghich-ly-cang-it-tien-cang-thich-trung-dien-8

Trong suốt hơn 30 năm làm việc tại Cục thuế Nhật Bản, Kobayashi Yoshitaka đã có cơ hội gặp gỡ với những người giàu - siêu giàu. Chính điều đó đã giúp Kobayashi Yoshitaka nhìn được ra sự khác biệt trong cách tiêu tiền của nhóm “người giàu bình dân” so với những người khác. Dưới dây là 3 điều khác biệt ấy, theo chia sẻ của Kobayashi Yoshitaka.

Người giàu không chi tiền cho những thứ “không có khả năng hoàn vốn”

Đồ hiệu là một trong những mặt hàng “không có khả năng hoàn vốn” mà Kobayashi Yoshitaka lấy ví dụ.

“Nhìn bề ngoài, không ai có thể nhận ra họ là những người giàu với khối tài sản ròng lên tới hàng chục tỷ đồng. Không đeo đồng hồ hay túi xách hàng hiệu, họ mặc trang phục của những thương hiệu bình dân như Muji hoặc Uniqlo và nộp thuế thu nhập cá nhân với con số gấp 1,5 lần mức GDP của cả nước” - Kobayashi Yoshitaka chia sẻ.

Người giàu luôn lên kế hoạch cho viễn cảnh họ bị phá sản

Trong một lần tới một tập đoàn 15.000 nhân sự để tư vấn quyết toán thuế, Kobayashi Yoshitaka đã được gặp người đứng đầu tập đoàn này.

“Họ nói với tôi rằng doanh thu 3 tháng đầu năm của họ đã giảm 0,25% so với cùng kỳ năm ngoái. Điều này khiến họ ăn không ngon, ngủ không yên vì phải tính toán xem nếu doanh thu tiếp tục giảm trong thời gian tới, thì bao lâu nữa họ sẽ phá sản” - Kobayashi Yoshitaka kể lại và cho biết ông cảm thấy vô cùng ngạc nhiên, vì theo kinh nghiệm lẫn kiến thức của bản thân, mức doanh thu giảm 0,25% hoàn toàn không phải một điều quá đáng ngại với doanh nghiệp lớn này.

“Tôi nhận ra rằng người giàu luôn nghĩ tới viễn cảnh họ bị phá sản. Có lẽ là do họ đang tạo công ăn, việc làm cho hàng nghìn con người, hàng nghìn gia đình. Việc nghĩ xa và lường trước những rủi ro tệ nhất là điều dễ hiểu” - Kobayashi Yoshitaka cho biết, không quên đề cập tới những người không thực nhiều tiền nhưng lại luôn nghĩ tới việc cải thiện mức sống dù mức thu nhập chỉ tăng 1%.

nghich-ly-cang-it-tien-cang-thich-trung-dien-7

Người giàu không ngừng học hỏi, ưu tiên chi tiền cho giáo dục

Một người ở độ tuổi 55, đang nắm giữ chức Tổng Giám đốc của một tập đoàn tài chính từng chia sẻ với Kobayashi Yoshitaka rằng ông đang “du học từ xa” với một khóa học Quản trị nhân sự của 1 trường Đại học thuộc nhóm Ivy League (Nhóm 8 trường Đại học hàng đầu tại Mỹ).

“Ông ấy nói rằng lớp nhân sự mới quá trẻ, quá khác biệt so với thế hệ của ông hoặc những thế hệ nhân sự trước mà ông từng quản lý. Vì muốn hiểu một thế hệ nhân sự mà thậm chí bản thân không phải là người quản lý trực tiếp, ông ấy đã đi học, ở độ tuổi 55” - Kobayashi Yoshitaka kể.

Cuối cùng, Kobayashi Yoshitaka khẳng định để trở thành phiên bản giàu có hơn của chính mình, mỗi người cần học cách sống như thể bản thân đang không một xu dính túi. Đó là cách những vị triệu phú mà Kobayashi Yoshitaka có cơ hội gặp gỡ đã làm để thoát nghèo và trở nên thực sự giàu có.

Xem thêm: Nghịch lý: Người giàu nhiệt tình, niềm nở khi về quê; người nghèo thờ ơ với người khác

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận