Nhân quả là quy luật mà bất cứ ai cũng phải trải qua, gieo nhân nào gặt quả ấy. Nhân quả có thể đến sớm, cũng có thể đến muộn và khi nó đến thì có hối hận cũng không kịp. Vì thế, trong cuộc đời, hãy cố gắng tu nhân tích đức, tránh làm những việc gây hại tới phúc báo của cá nhân.
Dưới đây 3 nghề tích đức lớn nhất: Nghề nông, thầy thuốc, nhà giáo. Trong 3 nghề ấy, thầy thuốc và nhà giáo là những nghề lớn luôn được kính trọng, chỉ có nghề nông là đang dần mai một.
Nghề nông
Từ xa xưa Việt Nam mình đã là một nước lớn làm nông nghiệp, chính những người nông dân đã nuôi sống lịch sử nhân loại, hạt gạo, lương thực từ người nông dân nuôi sống chúng ta.
Nhưng thật trớ trêu, thân phận của người nông dân từ xưa đến nay luôn mặc cảm thua kém người khác, từ những bài thơ, ca dao thương nông dân mới hiểu được nỗi vất vả, bất lực của người nông dân, chắt chiu từng hạt lương thực.
Nhiều bài thơ từng phản ánh tính lao động cần cù của người nông dân nhưng không được coi trọng.
Không trân trọng miếng ăn thực chất là không tôn trọng người nông dân, hơn nữa nghề nông dân thường vất vả nhất nhưng đồng thời cũng là ngành ít phần thưởng nhất, điều này cũng dẫn đến hiện tượng ngày càng ít người có thiện chí làm nông dân.
Vì vậy mỗi người phải trân trọng từng hạt thóc, cũng nên quan tâm, hỗ trợ và tôn trọng hơn nữa đối với người nông dân, không có họ thì chúng ta không có lương thực dồi dào để tiêu thụ như ngày hôm nay.
Nghề thầy thuốc
Tại sao bác sĩ lại thuộc ngành y đức? Mọi người đều biết nhiệm vụ của thầy thuốc là cứu người và chữa lành vết thương, người ta gọi họ là thiên thần áo trắng, thời xa xưa thầy thuốc còn được gọi là ông thầy lang.
Trình độ chăm sóc y tế ở thời xưa rất thấp, tỷ lệ tử vong sau khi mắc bệnh cao hơn nhiều so với thời hiện đại, đương nhiên, bất kể là hiện đại hay cổ đại, tính mạng và sức khỏe của con người luôn được đặt lên hàng đầu.
Nhưng bất kỳ ai ở thời đại nào cũng sẽ không tránh khỏi trải qua sinh lão bệnh tử, mà bổn phận của người thầy thuốc chính là giúp người ta giảm đau cứu người.
Bác sĩ là người nhân từ và giàu lòng nhân ái nên bác sĩ cũng là nghề được mọi người kính trọng nhất và có nhiều phước đức nhất.
Nếu người thầy thuốc chữa bệnh bằng cái tâm thì chính họ đang hiến tặng hoa thơm cho đời, lương y như từ mẫu, người làm y bác sĩ mà làm bằng cả cái tâm thì phước dày vô cùng tận.
Nghề giáo
Ngoài thầy thuốc hay nông dân thì thầy giáo cũng là một trong những ngành nghề có hậu đáng để được kính trọng nhất trên đời.
Người xưa tôn thầy là “Ông”, nay ta ví thầy như người làm vườn, ví thầy như kỹ sư tâm hồn con người, ta cũng ví thầy như con tằm Xuân dệt tơ, như những ngọn nến thắp sáng tri thức của con người.
Thầy giáo là người truyền thụ luân lý đạo đức, tri thức, giá trị quan niệm, dạy cho con người quy phạm hành vi trong đối nhân xử thế và cũng là biểu tượng của đạo đức.
Hơn nữa, người thầy khi truyền đạt kiến thức cũng phải dùng “nhân duyên” đạo đức, nhân cách của chính mình để “dạy dỗ bằng giới và hành”, nên mới có câu “tôn sư trọng đạo”.
Hơn nữa, từ xưa đến nay lòng kính trọng của người ta đối với thầy cô có thể nói là vô song, theo những câu nói hay về nghề giáo có câu “Một ngày làm thầy, cả đời làm cha” cho thấy nghề nhà giáo cao quý biết bao.
Người làm thầy ngoài việc đem lại kiến thức cho học sinh thì việc định hướng cho học sinh của mình đi theo những con đường đúng đắn, thiện nghĩa cũng mang lại nhiều âm đức lớn lao.
Là học trò thì cũng phải uống nước nhớ nguồn, lịch sự, lễ phép với thầy cô giáo từng dạy dỗ mình thì mới có nhiều phước đức được, người vô ơn qua cầu rút ván khinh thường thầy cô giáo thì không có phước.
Xem thêm: Đức Phật dạy: Quả báo của lãng phí thức ăn rất đáng sợ!