Ôn thi tốt nghiệp: Muốn bài văn hay hơn hãy vận dụng 110 nhận định về thơ này

Trong khung chấm điểm không có thang điểm cho các nhận định, dẫn chứng nhưng đây là phần các bạn học sinh không nên bỏ qua khi viết văn. Bởi đây là cách mở rộng và lấy điểm hiệu quả. 

Đỗ Thu Nga
11:01 02/06/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Dưới đây là những nhận định hay nhất về thơ mà bạn có thể vận dụng vào bài viết của mình:

1. Anđecxen đã lượm lặt những hạt thơ trên luống đất của người dân cày, ấp ủ chúng nơi trái tim ông rồi gieo vào những túp liều, từ đó lớn lên và nở ra những đóa hoa thơ tuyệt đẹp, chúng an ủi trái tim những người cùng khổ. (Pauxtopxki)

2. Nhà thơ như con ong biến trăm hoa thành mật ngọt

Một mật ngọt thành đòi vạn chuyến ong bay. (Chế Lan Viên)

3. Tất cả cảm hứng thi ca đều chỉ là giải mã những giấc mơ (Hans Sachs)

4. Vạt áo của triệu nhà thơ không bọc hết vàng mà đời rơi vãi

Hãy nhặt lấy chữ của đời mà góp nên trang. (Chế Lan Viên)

5. Sau dòng thơ cuối, chẳng có gì theo sau ngoại trừ phê bình văn học. (Joseph Brodsky)

6. Cuộc sống là cánh đồng màu mở để cho thơ bén rễ sinh sôi. (Puskin)

7. Thời gian hủy hoại các lâu đài, nhưng lại làm giàu những vẫn thơ . (Jorge Luis Borges)

8. Người giai nhân: bến đợi dưới cây già. Tình du khách: thuyền qua không buộc chặt. (Xuân Diệu)

9. Thi ca là cái bóng được chiếu bởi những ngọn đèn đường của trí tưởng tượng (Lawrence Ferlinghetti)

10. Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người . (William Wordsworth)

11 Thi ca là một tôn giáo không kì vọng. (Jean Cocteau)

12. Thơ là âm nhạc của tâm hồn, nhất là những tâm hồn cao cả, đa cảm. (Voltaire)

13. Thơ là viên kim cương lấp lánh dưới ánh mặt trời. (Sóng Hồng)

14. Thơ là thần hứng. (Platon)

15. Thơ là ngọn lửa thần. (Đecgiavin)

16. Thơ ca là niềm vui cao cả nhất mà loài người đã tạo ra cho mình. (C. Mac)

17. Thơ trước hết là cuộc đời sau đó mới là nghệ thuật. (Bêlinxki)

18. Thơ là cái nhụy của cuộc sống, nên nhà thơ phải đi hút cho được cái nhụy ấy và phấn đấu làm sao cho cuộc đời của mình cũng có nhụy. (Phạm Văn Đồng)

19. “Bài thơ anh anh làm một nửa mà thôi

Còn một nửa cho mùa thu làm lấy

Cái xào xạc hồn anh chính là xào xạc lá

Nó không là anh nhưng nó là mùa”

(Chế Lan Viên)

muon-bai-van-hay-hon-hay-van-dung-110-nhan-dinh-ve-tho-nay

20. Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc. (Denise Levertov)

21. Hội họa phải đạt được sự thấu hiểu qua tự thân nó, không cần tới giải thích, và thi ca cũng vậy. Nếu một bài thơ hay một bức họa cần phải được giải thích thì đó là thất bại trong giao tiếp. (Lawrence Ferlinghetti)

22. Người nghệ sĩ không có thời gian để nghe các nhà phê bình. Người muốn trở thành nhà văn đọc phê bình, người muốn viết không có thời gian để đọc phê bình. (William Faulkner)

23. Đối với nhà thơ thì cách viết, bút pháp của anh ta là một nửa việc làm. Dù bài thơ thể hiện ý tứ độc đáo đến đâu, nó cũng nhất thiết phải đẹp. Không chỉ đơn giản là đẹp mà còn đẹp một cách riêng. Đối với nhà thơ, tìm cho ra bút pháp của mình – nghĩa là trở thành nhà thơ. (Raxun Gamzatop)

24. Thơ chỉ bật ra trong tim khi cuộc sống đã thật tràn đầy. (Tố Hữu)

25. Làm thơ là cân một phần nghìn milligram quặng chữ. (Maiacopxki)

26. Một câu thơ hay là một câu thơ có sức gợi. (Lưu Trọng Lư)

27. Cái kết tinh của mỗi vần thơ và muối bể

Muối lắng ở ô nề, thơ đọng ở bể sâu. (Chế Lan Viên)

29. Hình thức cũng là vũ khí. Sắc đẹp câu thơ cũng phải đấu tranh cho chân lí. (Chế Lan Viên)

31. Đời thi sĩ là thơ, như đời một nông dân là lúa

Nhan sắc của viên ngọc ư! Có khi là nhiệm vụ nó đấy rồi. (Chế Lan Viên)

33. Câu thơ phải luôn bất ổn và xôn xao

Không thể nằm yên mà ngủ được nào. (Chế Lan Viên)

35. “Ta là ai?” Như ngọn gió siêu hình

Câu hỏi hư vô thổi nghìn nến tắt

“Ta vì ai?” Khẽ xoay chiều ngọn bất

Bàn tay người thắp lại triệu chồi xanh. (Chế Lan Viên)

36. Không có may mắn trong sáng tác. Không có chỗ cho những trò lừa gạt. Điều tốt nhất anh có thể viết là con người tốt nhất của anh. (Henry David Thoreau)

37. Một tác phẩm cổ điển là một cuốn sách chẳng bao giờ kết thúc điều nó cần phải nói. (Italo Calvino)

38. Làm thơ, tuy quý cổ kính đạm bạc, nhưng phong phú rực rỡ không thể không có, cũng ví như tùng bách có thêm đào lý, có vải lụa còn thêm gấm vóc. (Tạ Trăn)

39. Thi sĩ là con chim sơn ca ngồi trong bóng tối hát lên những tiếng êm dịu để làm vui cho sự cô độc của chính mình. (B. Shelly)

40. Để trong lòng là chí, ngụ ra ý là thơ. Người có sâu, cạn cho nên thơ mờ có tỏ, rộng hẹp khác nhau. Người làm thơ không ngoài lấy trung hậu làm gốc, ý nghĩa phải hàm súc, lời thơ phải giản dị. (Nguyễn Cư Trinh)

41. Thơ là một bức họa để cảm nhận thay vì để ngắm. (Leonardo DeVinci)

42. Thơ ca làm cho tất cả những gì tốt đẹp nhất trên đời trở thành bất tử. (Shelly)

43. Thơ là rượu của thế gian. (Huy Trực)

44. Trong tâm hồn của con người đều có cái van mà chỉ có thơ ca mới mở được. (Nhêcơraxop)

45. Trên đời có những thứ chỉ giải quyết được bằng thơ. (Maiacopxki)

46. Nhà thơ, ngay cả các nhà thơ vĩ đại nhất cũng phải đồng thời là những nhà tư tưởng. (Bêlinxki)

47. Thơ là chuyện đồng điệu. (Tố Hữu)

48. Thơ là tiếng gọi đàn. (Xuân Diệu)

49. Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. (Sóng Hồng)

50. Thơ sinh ra từ tình yêu và lòng căm thù, từ nụ cười trong sáng hay giọt nước mắt đắng cay. (Raxun Gamzatôp)

51. Thơ ca là tiếng hát của trái tim, là nơi dừng chân của tinh thần, do đó không đơn giản mà cũng không thần bí, thiêng liêng… Thơ ca chân chính phải là nguồn thức ăn tinh thần nuôi tâm hồn phát triển, nó không được là thứ thuốc phiện tinh thần êm ái, nhỏ nhen mà độc hại. (LLVH)

52. Tôi thu thập hình tượng như con ong hút mật vậy. Một con ong phải bay một đoạn đường bằng sáu lần xích đạo trong một năm ba tháng và đậu trên bảy triệu bông hoa để làm nên một gam mật . (P. Povienko)

53. Những câu thơ lấp lánh như những tấm huy chương. (Pauxtopxki)

54. Thơ là bà chúa của nghệ thuật. (Xuân Diệu)

55. Thơ là tiếng nói của tri âm. (Tố Hữu)

56. Giọng ca buồn là thích hợp nhất cho thơ. (Etga Pô)

57. Thơ ca phải say mới thích. (Tố Hữu)

58. Từ bao giờ cho đến bây giờ, từ Hômerơ đến kinh thi, đến ca dao Việt Nam, thơ vẫn là một sức đồng cảm mãnh liệt và quảng đại. Nó đã ra đời giữa những vui buồn của loài người và nó sẽ kết bạn với loài người cho đến ngày tận thế. (Hoài Thanh)

59. Thơ chính là tâm hồn. (M. Gorki)

60. Thơ là thơ đồng thời là họa, là nhạc, là chạm khắc theo một cách riêng. (Sóng Hồng)

61. Thơ là tiếng lòng. (Diệp Tiếp)

62. Thơ là thư kí chân thành của trái tim. (Duy bra lay)

63. Thơ hay là thơ giản dị, xúc động và ám ảnh. Để đạt được một lúc ba điều ấy đối với các thi sĩ vẫn còn là điều bí mật. (Trần Đăng Khoa)

64. Thơ là sự thể hiện con người và thời đại một cách cao đẹp. (Sóng Hồng)

65. Bài thơ hay là bài thơ đọc lên không còn thấy câu thơ mà chỉ còn thấy tình người và tôi muốn thơ phải thật là gan ruột của mình. (Tố Hữu)

66. Hãy hát lên khi mỗi mảnh hồn anh là một sợi dây đàn. (Platông)

67. Thơ là hiện thực, thơ là cuộc đời, thơ còn là thơ nữa. (Xuân Diệu)

68. Thơ cũng như nhạc có thể trở thành một sức mạnh phi thường khi nó chinh phục được trái tim của quần chúng nhân dân. (Sóng Hồng)

69. Câu thơ hay là câu thơ có kahr năng đánh thức bao ấn tượng vốn ngủ quên trong kí ức của con người. (Chu Văn Sơn)

70. Thơ ca bắt rễ từ lòng người, nở hoa từ từ ngữ. Mỗi chữ phải là hạt ngọc buông xuống trang bản thảo. Hạt ngọc mới nhấy của mình tìm được do phong cách riêng của mình mà có. (Tô Hoài)

71. Người xưa trong ý có giấu những điều không thể nói ra, mới mượn vần thơ để truyền đi những điều mình muốn nói. Nếu trong lòng không cảm xúc mà chỉ vẽ vời lòe loẹt thì làm sao mà có thể có những vần thơ tuyệt diệu. (Thẩm Đức Tiềm)

72. Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người trước cuộc đời. (Tố Hữu)

73. Thơ là cây đàn muôn điệu của tâm hồn, của nhịp thở con tim. Xưa nay thơ vẫn là cuộc đời, là lương tri, là tiếng gọi con người hãy quay về bản chất thực của mình để vươn lên cái chân, thiện, mỹ, tới tầm cao của khát vọng sống, tới tầm cao của giá trị sống.

74. Thơ là tâm hồn, tình cảm. Nó diễn đạt rất thành công mọi cung bậc tình cảm đa dạng và phong phú của con người: niềm vui, nỗi buồn, sự cô đơn, tâm trạng chán chường, tuyệt vọng, nỗi trăn trở, băn khoăn, sự hồi hợp, phấp phỏng, một nỗi buồn vu vơ. Một nỗi niềm bâng khuâng khó tả, một sự run rẩy thoáng qua, một phút chốc ngẩn ngơ. Có những tâm trạng và cung bậc tình cảm của con người chỉ có thể diễn đạt bằng thơ. Chính vì thế thơ không chỉ nói hộ lòng mình, thơ còn là sự an ủi, vỗ về, động viên khích lệ người ta đứng dậy đi tới.

75. Thơ ca đồng thời song hành với con người chức năng thức tỉnh lương tri đang ngủ. (Eptusencô))

76. Cũng như nụ cười và nước mắt, thực chất của thơ là phản ánh một cái gì đó hoàn thiện từ bên trong. (R.Tagore)

77. Thơ phát khởi trong lòng người ta. (Lê Quý Đôn)

78. Hãy xúc động hồn thơ cho ngọn bút có thần. (Ngô Thì Nhậm)

79. Sáng tác thơ là một việc do cá nhân thi sĩ làm, một thứ sản xuất đặc biệt và cá thể. Anh phải đi sâu vào tâm hồn cá biệt của anh để nói cái to tát của xã hội, cái tốt đẹp của chế độ, để tránh cái khô khan, nhạt nhẽo, anh phải có cá tính, anh phải trau dồi cái độc đáo mà công chúng rất đòi hỏi. Nhưng đồng thời anh phải đấu tranh để cái việc sự sáng tạo ấy không trở thành anh hùng chủ nghĩa. (Xuân Diệu).

80. Thi ca là thứ nghệ thuật chung của tâm hồn đã trở nên tự do và không bị bó buộc vào nhận thức giác quan về vật chất bên ngoài; thay vì thế, nó diễn ra riêng tư trong không gian bên trong và thời gian bên trong của tư tưởng và cảm xúc . (Hegel).

81. Hai cô gái phát hiện ra bí ẩn cuộc đời trong một dòng thơ đột ngột. (Denise Levertov)

82. Các nhà thơ bị nguyền rủa nhưng họ không mù, họ nhìn với đôi mắt của thiên thần . (William Carlos Williams)

83. Tại sao thi ca lại phải khiến người ta hiểu được?. (Charlie Chaplin)

84. Tất cả cảm hứng thi ca đều chỉ là giải mã những giấc mơ. (Hans Sachs)

85. Người tìm được niềm vui sướng cao quý từ những cảm xúc của thi ca là thi nhân thực thụ, cho dù anh ta không viết được dòng thơ nào trong cả cuộc đời . (George Sand)

86. Hội họa là thi ca được ngắm thay vì được cảm nhận, và thi ca là hội họa được cảm nhận thay vì được ngắm (Leonardo da Vinci)

87. Thi ca phải có gì đó man rợ, bao la và hoang dại . (Denis Diderot)

88. Thứ duy nhất có thể cứu được thế giới là phục hồi nhận thức của thế giới. Đó là công việc của thi ca . (Allen Ginsberg)

89. Nhà thơ là giác quan, triết gia và trí tuệ của nhân loại. (Samuel Beckett)

90. Thời gian hủy hoại các lâu đài, nhưng lại làm giàu những vẫn thơ . (Jorge Luis Borges)

91. Người giỏi vẽ thì vẽ ý mà không vẽ hình, người giỏi thơ thì nói ý mà không nói tên . (Tô Đông Pha)

92. Thơ ca là tri thức đầu tiên và cuối cùng – nó bất diệt như trái tim con người. (William Wordsworth)

93. Làm thơ cũng như dùng binh, cẩn thận với địch thì thắng. Mệnh đề tuy dễ, không thể sơ suất hạ bút. Không đem hết công phu làm sao đến được chỗ hồn nhiên biến hóa . (Tạ Trăn)

94. Thơ là hành vi của con người. Người cao thì thơ cũng cao. Người tục thì thơ cũng tục. Một chữ cũng không thể che giấu. Thấy thơ như thấy người. (Từ Tăng)

95. Trí tuệ không liên quan gì mấy đến thi ca. Thi ca bắt nguồn từ điều gì đó sâu hơn; vượt qua trí tuệ. Nó thậm trí không thể gắn cho sự thông thái. Nó là chính nó; nó có bản tính của riêng mình. Không thể định nghĩa. (Jorge Luis Borges)

96. Thi ca gần với sự thực chân chính hơn lịch sử. (Plato)

97. Thi ca là khi một cảm xúc tìm được ý nghĩ và ý nghĩ tìm được ngôn từ. (Robert Frost)

98. Thi ca là khoảng cách ngắn nhất giữa hai con người. Thi ca là cái bóng được chiếu bởi những ngọn đèn đường của trí tưởng tượng. (Lawrence Ferlinghetti)

99. Thi sĩ là gì? Một con người bất hạnh giấu nỗi đau khổ sâu sắc trong tim, nhưng đôi môi đẹp tới mức khi tiếng thở dài và tiếng khóc đi qua, chúng nghe như âm nhạc du dương… Và người ta xúm lại quanh thi sĩ và bảo: ‘Hãy hát tiếp đi’ – hay nói theo cách khác, ‘Mong những nỗi đau khổ mới hành hạ tâm hồn anh nhưng đôi môi anh vẫn đẹp đẽ như trước, bởi tiếng khóc sẽ chỉ làm chúng tôi hoảng sợ, nhưng âm nhạc thì lại rất hay”. (Soren Kierkegaard)

100. Thơ của một người bình dị hay tân kỳ, nồng hậu hay đạm bạc, không phải là mỗi bài mỗi câu đều hạn chế trong một thể cách. Có thể nào chỉ lấy một cái lông mà định đoạt cả con báo ư? (Ngô Lôi Phát)

101. Thơ ca không phải là ghi chép sự kiện: nó chính là sự kiện . (Robert Lowell)

102. Làm người không thể không phân biệt giữa nhu mì và nhu nhược, giữa cương cường và cường bạo, giữa kiệm ước và biển lận, giữa trung hậu và hôn ngu, giữa sáng suốt và khắc bạc, giữa tự trọng và tự đại, giữa tự khiêm và tự tiện, mấy cái đó hình như giống nhau mà thực khác nhau; còn làm thơ thì không thể không phân biệt giữa bình đạm và khô khan, giữa tân kỳ và tiêm xảo, giữa mộc mạc và vụng về, giữa cường kiện và thô bạo, giữa hòa lệ và khinh phù, giữa thanh tú và mỏng manh, giữa trọng hậu và cứng đờ, giữa tung hoành và tạp loạn, mấy cái đó cũng hình như giống nhau mà kỳ thực khác nhau, sai một ly đi một dặm . (Viên Mai)

103. Thơ không thể làm không vì mục đích gì cả. Thử xem những bài thơ hay của người xưa, có bài thơ nào mà không vì mục đích gì không? (Tiết Tuyết)

104. Trong lòng có điều gì, tất hình thành ở lời, cho nên thơ nói chí vậy. (Phan Phu Tiên)

195. Thi sĩ có thể sống sót qua mọi thứ, trừ lỗi in ấn . (Oscar Wilde)

106. Thi ca là những hình vẽ vĩnh cửu trong trái tim của tất cả mọi người . (Lawrence Ferlinghetti)

107. Không có mảnh nhỏ cuộc đời nào lại không mang trong mình thi ca. (Gustave Flaubert)

108. Tình trạng của thế giới kêu gọi thi ca đến cứu nó . (Lawrence Ferlinghetti)

109. Đừng dùng điện thoại. Người ta hiếm khi sẵn sàng trả lời nó. Hãy dùng thi ca . (Jack Kerouac).

110. Thơ chỉ bật ra trong tim ta khi cuộc sống đã tràn đầy. (Tố Hữu).

Xem thêm: 

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận