Mách bạn kỹ năng chuyển ý siêu hay để "ẵm" 9+

Những cách chuyển ý này các bạn có thể áp dụng ngay lập tức cho bài nghị luận văn học nhé!

Đỗ Thu Nga
13:00 08/06/2024 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Cách 1: Sử dụng các cụm từ “trước tiên, trước hết, tiếp theo…”

Đây là cách làm đơn giản mà hiệu quả. Các từ nối chúng ta thường sử dụng như: Đầu tiên, tiếp theo, tiếp đó, hơn nữa, không chỉ vậy,... Hoặc chúng ta có thể nêu theo số thứ tự các ý: Thứ nhất/ Trước tiên, Thứ hai, thứ ba, cuối cùng,... sau đó đưa nội dung cần phân tích vào!

Ví dụ : Tiếp đó, tác giả đã tái hiện chặng đường hành quân gian khổ của đoàn quân Tây Tiến trên nền núi non hùng vĩ, hoang sơ:

“Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi”

Cách 2: Sử dụng phép lặp, nhắc lại nội dung tương đồng

Nhắc lại hoặc lặp lại một phần nội dung cũng là cách thông dụng để tạo tính liên kết. Tuy nhiên khi sử dụng cách này, các bạn cần chú ý viết khéo léo để không bị lặp từ. Thêm nữa, cụm từ hoặc nội dung lựa chọn để lặp cần hợp lý ở cả hai đoạn.

Cách 3: Sử dụng một câu văn, câu thơ hay nhận định văn học.

Đây là cách nâng cao hơn một chút. Phần liên hệ mở rộng thường được đan cài trong các phân phân tích văn bản. Đối với các phần liên hệ nằm ở cuối đoạn phân tích, chúng mình hoàn toàn có thể sử dụng để bắt sang luôn phần viết tiếp theo. Cách này không phải lúc nào cũng sử dụng được, khi học văn bản, các bạn để ý để đan cài linh hoạt nhé!

mach-ban-ky-nang-chuyen-y-sieu-hay-de-am-8

Ví dụ: Tố Hữu đã từng khẳng định “Văn học là cuộc đời, cuộc đời là nơi xuất phát và đích đến của văn học”. Bởi vậy, nếu ngòi bút của anh không chấm vào nghiên mực của cuộc đời thì tác phẩm không in đậm dấu ấn của cả của thời đại. Hơn ai khác, Kim Lân hiểu rất rõ điều đó. Nhà văn đã lấy bối cảnh âm u, xám xịt của bức tranh nông thôn Việt Nam những năm 1945 nơi đâu cũng toàn là đói khổ, cái đói như cơn lốc tố nhấn chìm con người vào cõi bi thương có âm cõi dương như hòa lại thành một. “Vợ nhặt” của Kim Lân xuất hiện như một tia chớp lóe lên giữa màn đêm u tối đó.

Cách 4: Sử dụng cấu trúc câu: “Hơn cả là…/không những… mà nếu ý sau có mức độ cao hơn mức trước”.

Đây là cách nâng cao hơn một chút! Cho nên cần nắm chắc kiến thức để có thể đạt được hiệu quả một cách tối đa. Với phương pháp này, chúng ta sẽ "tận dụng" sự tương đồng, khác biệt giữa các yếu tố liên quan đến nội dung cần phân tích để viết chuyển đoạn

Ví dụ: Nếu như trong bài thơ “Đồng chí” – Chính Hữu khắc họa hình ảnh người lính chống Pháp bằng bút pháp hiện thực thì Quang Dũng đã dùng biện pháp hiện thực kết hợp với lãng mạn để tô đậm vẻ đẹp hào hùng, hào hoa và sự hi sinh bi tráng của người lính.

“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc

Quân xanh màu lá dữ oai hùm”

Ví dụ: Không những hiện lên là một người mẹ hiền từ, chất phác, nhân hậu mà bà cụ Tứ còn là người đã thắp sáng niềm tin cho các con về một tương lai tốt đẹp hơn.

Cách 5: Sử dụng cấu trúc câu: “Do nên… dẫn đến/ Sở dĩ… là vì” nếu ý trước và sau có quan hệ nguyên nhân - kết quả.

Ví dụ: Sỡ dĩ Mị cởi trói cho A Phủ, là vì lòng thương người trắc ẩn và tình giai cấp trong Mị đã được đánh thức.

Cách 6: Sử dụng cấu trúc câu: “Bên cạnh… còn có” nếu ý trước và ý sau có quan hệ ngang hàng.

Ví dụ: Bên cạnh vẻ đẹp bình dị của một người lao động, ông lái đò còn có vẻ đẹp tài hoa của một người nghệ sĩ. Điều đó được thể hiện qua cuộc vượt thác mà Nguyễn Tuân đã khắc họa đầy cam go, kịch tính giống như một trận chiến.

Cách 7: Sử dụng cấu trúc câu: “Nếu… thì…” nếu muốn tóm tắt ý và mở ra ý mới.

Khái quát lại nội dung của đoạn trên và trình bày, giới thiệu nội dung của đoạn tiếp theo. Với phương pháp này, chúng ta thường sử dụng các quan hệ từ: Nếu “nội dung đoạn 1” thì “nội dung đoạn 2” hay Không chỉ “nội dung 1”, mà còn “nội dung 2”, Bên cạnh “nội dung 1 “ còn có “nội dung 2”...

Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp: Phân tích "Chiếc thuyền ngoài xa" vận dụng lý luận văn học

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận