1. Mở bài truyền thống
Bắt đầu bằng việc giới thiệu sơ lược về tác phẩm và tác giả, sau đó dẫn dắt vào vấn đề chính cần được phân tích.
Ví dụ: Nguyễn Du, đại thi hào dân tộc, đã để lại cho văn học Việt Nam một tác phẩm bất hủ "Truyện Kiều". Tác phẩm - không chỉ là một câu chuyện tình yêu đầy bi kịch mà còn là tấm gương phản ánh số phận con người trong xã hội đầy bất công.
2. Mở bài bằng câu nói nổi tiếng
Sử dụng một câu nói hay nhận định của nhà phê bình văn học hoặc của chính tác giả để dẫn dắt vào bài viết.
Ví dụ: "Văn học là nhân học" - câu nói của M.Gorki như một lời khẳng định rằng tác phẩm văn học luôn phản ánh sâu sắc về con người. "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài chính là minh chứng rõ ràng cho nhận định này.
3. Mở bài bằng câu hỏi tu từ
Đặt câu hỏi để thu hút sự chú ý và khơi gợi sự tò mò của người đọc.
Ví dụ: Điều gì khiến "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành luôn sống mãi trong lòng người đọc? Phải chăng đó là bởi câu chuyện đầy bi tráng về cuộc kháng chiến của dân làng Xô Man, hay còn bởi hình tượng cây xà nu đầy ý nghĩa biểu tượng?
4. Mở bài bằng tịnh huống thực tế
Khơi gợi lại tình huống thực tế liên quan đến nội dung tác phẩm để tạo sự kết nối với người đọc.
Ví dụ: Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, con người dường như đang dần quện mất giá trị của những truyền thống văn hóa. Tuy nhiên, đọc lại "Chiếc thuyền ngoài xa" của Nguyễn Minh Châu, ta nhận ra tầm quan trọng của việc giữ gìn và trân trọng những giá trị ấy.
5. Mở bài bằng cảm nhận cá nhân
Bắt đầu bằng cảm nhận, suy nghĩ cá nhân về tác phẩm để tạo sự gần gũi và thân thiện với người đọc.
Ví dụ: Mỗi lần đọc "Vợ nhặt" của Kim Lân, lòng tôi lại dấy lên một cảm xúc xót xa, thương cảm cho số phận của những con người nghèo khổ, đói kém trong nạn đói năm 1945. Tác phẩm như một bức tranh sống động về cuộc sống đầy bi kịch nhưng cũng chứa đựng bao hi vọng.
6. Mở bài bằng bối cảnh lịch sử
Đặt tác phẩm vào bối cảnh lịch sử để làm nổi bật lên tầm quan trọng và giá trị của nó.
Ví dụ: "Tuyên ngôn độc lập" của Chủ tịch Hồ Chí Minh ra đời trong bối cảnh lịch sử đặc biệt khi đất nước vừa giành được độc lập. Tác phẩm không chỉ là một văn bản chính trị mà còn là một tác phẩm văn học với giá tị lịch sử to lớn.
7. Mở bài bằng so sánh
So sánh tác phẩm cần phân tích với một tác phẩm khác hoặc với một hiện tượng trong đời sống để tạo ra sự đối lập hoặc tương đồng.
Ví dụ: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du là bản cáo trạng đanh thép tố cáo xã hội phong kiến bất công thì "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là lời ca ngợi về sức mạnh và ý chí quật cường của con người trong cuộc đấu tranh giành tự do.
8. Mở bài bằng một sự kiện lịch sử quan trọng
Liên hệ tác phẩm với một sự kiện lịch sử cụ thể để làm nổi bật ý nghĩa của tác phẩm trong thời kỳ đó.
Ví dụ: Năm 1945, đất nước trải qua nạn đói kinh hoàng khiến hàng triệu người chết đói. Trong hoàn cảnh đó, "Vợ nhặt" của Kim Lân ra đời, phản ánh chân thực.
9. Mở bài bằng hình ảnh biểu tượng
Bắt đầu bằng hình ảnh biểu tượng trong tác phẩm để dẫn dắt vào nội dung chính.
Ví dụ: Hình ảnh cây xà nu trong "Rừng xà nu" không chỉ là loài cây đại ngàn mà còn là biểu tượng cho sức sống mãnh liệt của người dân Tây Nguyên trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
10. Mở bài bằng cách nhấn mạnh giá trị nhân văn
Bắt đầu bằng việc khẳng định giá trị nhân văn của tác phẩm, từ đó dẫn dắt vào phân tích cụ thể.
Ví dụ: "Vợ chồng A Phủ" của Tô Hoài là một tác phẩm mang đậm giá trị nhân văn khi phản ánh rõ nét sự đấu tranh để giành lấy tự do, hạnh phúc của con người trước sự áp bức, bóc lột tàn bạo.