Vận mệnh của mỗi con người là do bản thân tự quyết định, không ai có thể sắp đặt được. Chúng ta gieo thiện tâm ắt gặt quả ngọt. Và muốn như vậy, việc đầu tiên cần làm là tích đức cho mình.
Người xưa có câu "Đức năng thắng số mệnh", ý nói, khi chúng ta có nhiều phúc đức thì chúng ta hoàn toàn có thể thay đổi số mệnh, sống cuộc đời giàu sang phú quý. Trong thuyết nhân quả của nhà Phật dạy về nơi bắt nguồn phúc khí của một người cũng nhắc rằng:
Thứ nhất: Nó đến từ khi mà con người ta được sinh ra (mang theo từ tiền kiếp).
Thứ hai: Do cuộc đời này hành thiện tích đức, tích phúc báo mà có, và xét cho cùng, chúng ta có thể thực sự thay đổi số mệnh của mình hay không, tất quả nằm ở hai chữ "nhân quả".
Hãy làm theo những điều răn của Phật dưới đây để đời này không lo thiếu vinh hoa phú quý:
1. Khẩu đức
Chỗ nào thay được cho người khác thì nên tha.
Lời thẳng thắn có thể nói vòng vo một chút.
Có câu: "Thiện ý một câu ấm ba đông, lời ác lạnh người sáu tháng ròng”. Lời nói không nên giảo hoạt, cũng đừng quá lạnh lùng. Suy từ mình muốn nghe gì mà nói với người như vậy. Đó mới được gọi là chân thành tự đáy lòng.
2. Chưởng đức
Khích lệ người khác một chút để họ có thêm động lực là một điều nên làm. Thể hiện tấm lòng rộng mở, hào sảng, lấy tâm rộng rãi đối với người khác thì không thiệt thòi gì mà chỉ lấy thêm được nhiều thiện cảm. Nhưng hãy nhớ khích lệ khác với tâng bốc, xu nịnh.
3. Diện đức
Ai cũng nên học cách giữ thể diện cho người khác như là mình muốn giữ thể diện cho chính mình. Đó là sự tinh tế, thấu hiểu, khiêm nhường.
Thể diện là điều tối quan trọng đối với mỗi con người. Không thể giữ thể diện cho đối phương thì chắc chắn sẽ làm tổn thương người mà mình cũng chỉ nhận được sự oán hận.
4. Tín nhiệm đức
Phật răn, chúng ta nên tin tưởng người khác, tôn trọng họ cũng là một cách tích đức cho bản thân. Nếu có được lòng tin, người khác sẽ có động lực, làm gì cũng tốt đẹp. Vậy nên, thay vì cố gắng giành lấy gì, chỉ cần giữ cho mình sự chân thành, chân thật, ắt sẽ có được lòng tin từ người khác.
5. Lễ tiết đức
Người có lễ tiết là người biết phép tắc lễ nghi và hiểu đạo. Sống có trước sau, phải trái, đáng trọng và đáng tin, người như thế không thể không có thành tựu được.
6. Khiêm nhường đức
Trước mặt người khác không ngông cuồng, sau lưng người khác không đắc ý, làm người nên điềm đạm. Khiêm nhường là tính cách bất cứ ai cũng nên học và làm được.
7. Lý giải đức
Tìm hiểu khiến bạn có lòng bao dung, có sự chia sẻ, đồng cảm và thư tha. Không thể hiểu người thực ra chính là khép lại cánh cửa đi vào tâm hồi người khác. Và như thế, bạn chẳng có được gì cả.
8. Tôn trọng đức
Sống ở đời, nhất định phải học cách tu dưỡng và quan trọng hơn là phải tu dưỡng, ấy là trọng người khác. Không thể tôn trọng được người khác thì chính là thể hiện nhân cách kém cỏi. Chính vì vậy, dù giàu hay nghèo hãy học cách tôn trọng mọi người xung quanh.
Tích đức từ lời nói
Phật dạy, lời nói nhất định phải thể hiện sự khoan dung. Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. Không tôn trọng người khác chính là thể hiện nhân cách kém cỏi. Vì vậy, hãy tôn trọng những người bạn từng gặp trong đời, dù họ giàu sang hay nghèo khó.
Tích đức từ lòng chung thủy
Con người dễ bị dục vọng dẫn dụ nên cẩn trọng. Phàm là vợ chồng, nên sống chung thủy, không ngoại tình, không hãm hại hôn nhân của người khác. Nếu làm được vậy thì sau này bản thân ta và con cháu sẽ không sợ bị người khác phản bội, phá hoại hạnh phúc.
Tích đức từ việc cứu người
Khi thấy người khác gặp nạn, khó khăn, nếu có thể hãy sẵn lòng giúp đỡ. Nay bạn giúp người, ngày sau ắt người giúp mình.
Tích đức từ việc hạn chế sát sinh
Sát sinh là tội thất đức lớn nhất trên đời. Nên buông dao xuống và nhớ rằng: Sinh mạng của chúng cũng như ta, ăn đồ sát sinh, nên nghĩ đến là khi cầm dao giết nó, nó đã kêu thảm thiết và đau đớn như thế nào, nó chẳng khác gì chúng ta khi bị kẻ thù kề dao vào cổ.
Tích đức từ việc tôn trọng người khác
Tôn trọng người khác cũng là một cách tích đức. Tôn trọng người yếu kém hơn mình càng là đáng quý. Địa vị càng cao thì càng không thể khinh thường người khác.
Tích đức từ việc biết cảm ơn
Cảm ơn là cách ngợi ca cuộc đời.
Trong cuộc sống, lời cảm ơn kịp thời sẽ khiến mọi người thân thiện với nhau hơn.
Cảm ơn đối thủ cũng là một cách thể hiện mình là người có chí khí, cao thượng.
Tích đức từ lòng lương thiện
Không có ai là không muốn làm bạn, làm hàng xóm hay hợp tác với người có tấm lòng lương thiện.
Người lương thiện có thể thu phục người khác. Chớ thấy việc thiện nhỏ mà không làm. Tu nhân tích đức, làm việc thiện, Trời không phụ lòng.
Xem thêm: Trên đời này liệu có cách giải trừ khẩu nghiệp không?