Hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em là gì và cách nhận biết thế nào?

Các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương cảnh báo, biến chứng hậu COVID-19 khiến cho một số trẻ gặp biến chứng đa hệ thống khiến trẻ sốt cao, suy yếu, rét run...

Đỗ Thu Nga
09:10 19/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em là gì?

Theo báo Người lao động, ngày 13/2, bệnh viện Nhi Trung ương tiếp nhận bé B.H (2 tuổi, Thanh Hóa) trong tình trạng khó thở, sốt cao liên tục, co giật, ho... 

Gia đình cho biết, ngày 23/12/2021, bé bị mắc COVID-19 nhưng chỉ húng hắng ho và 3 - 4 ngày sau thì khỏi bệnh. Nhưng đến ngày 7/2, gần 2 tháng sau khi khỏi COVID-19, trẻ sốt cao trên 29 độ kèm theo co giật. 

Kết quả xét nghiệm RT-PCR của bé H. âm tính nhưng nồng độ kháng thể cao (tương đương sức miễn dịch của người tiêm vaccine hoặc F0 khỏi bệnh, trong khi bé chưa tiêm vaccine).

Qua thăm khám trẻ được chẩn đoán mắc hội chứng đa hệ thống (MIS-C). Đây là 1 hội chứng mắc phải sau mắc Covid-19. Sau khi được điều trị tích cực theo phác đồ của Bộ Y tế, hiện sức khỏe trẻ đang dần hồi phục.

Bác sĩ Tạ Anh Tuấn - Trưởng khoa điều trị tích cực nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương cho biết: Từ đầu tháng 2 đến nay, khoa tiếp nhận hơn 10 trẻ mắc di chứng hậu COVID-19 từ nhẹ đến nặng. Đặc biệt là hội chứng viêm đa hệ thống. 

Hoi-chung-hau-COVID-19-o-tre-em-la-gi
Bác sĩ Tạ Anh Tuấn thăm khám cho một trường hợp bệnh nhi mắc hội chứng MIS-C

Các bác sĩ cho biết, đa số trẻ bị nhập viện điều đều chưa được tiêm phòng COVID-19. Đáng chú ý, có 2 bệnh nhi diễn biến rất nặng phải thở máy, lọc máu tiên lượng xấu.

Bác sĩ Tuấn cho biết thêm, viêm đa hệ thống hậu COVID-19 thường xảy ra sau khi bé mắc COVID-19 từ 2 - 6 tuần lễ. Biểu hiện lâm sàng là sốt cao liên tục, phát ban, rối loạn tiêu hóa. Nếu nặng thì có thể gặp các hội chứng tim mạch, sốc... nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời có thể dẫn đến tử vong.

Những dấu hiệu trẻ bị di chứng hậu COVID-19

Cảm thấy khó thở, đau ngực

BS.CK1 Lại Thị Bích Thủy (nguyên bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng 1), sau khi nhiễm SARS-CoV-2 virus sẽ tấn công trực tiếp vào phổi chính vì vậy trẻ có thể cảm thấy đau ngực, ho, khó thở, triệu chứng này có thể kéo dài đến 3 tháng hoặc lâu hơn.

Hơn nữa, COVID cũng có thể khiến trẻ đối mặt với bệnh viêm cơ tim, dấu hiệu điển hình nhất đó là đau ngực, hụt hơi, tim đập không đều, hồi hộp, mệt mỏi...

Hoi-chung-hau-COVID-19-o-tre-em-la-gi-0

Mất mùi và vị, mệt mỏi kéo dài

Ở những người mắc COVID, tình trạng mất mùi vị là bình thường, tình trạng sẽ được cải thiện sau 2 - 3 tuần mắc bệnh. Song cũng có những trường hợp trẻ bị mất mùi bị lâu hơn, khiến trẻ chán ăn, mệt mỏi, ngại hoạt động.

Gặp các vấn đề thần kinh, rối loạn trí nhớ, đau đầu thường xuyên

BS Bích Thủy cho biết, dù rất hiếm nhưng trong giai đoạn cấp COVID-19 có thể tấn công lên hệ thần kinh dẫn đến đột quỵ hay viêm não. Nhẹ hơn, trẻ có thể bị kéo dài tình trạng mất tập trung, rối loạn ngôn ngữ, vận động và cảm xúc.

Bên cạnh đó, phụ huynh cũng cần lưu ý là rối loạn trí nhớ, lúc này trẻ hay quên, giảm khả năng tập trung, học tập khó khăn...

Một số trẻ sau khi mắc bệnh cũng xuất hiện dấu hiệu sợ hãi, hoang mang, thường xuyên đau đầu... ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình vì thế bố mẹ cần chủ động quan tâm nhiều hơn.

Hội chứng MIS-C ở trẻ xảy ra khi nào?

TS.BS Tạ Anh Tuấn (Trưởng khoa Điều trị tích cực Nội khoa, Bệnh viện Nhi Trung ương) cho biết, hội chứng MIS-C thường xảy ra sau khi em bé mắc COVID-19 từ 2-6 tuần.

Theo TS Tạ Anh Tuấn, với những trẻ có tiền sử đã mắc COVID, hoặc tiếp xúc với F0, sống trong vùng dịch, khi có các triệu chứng như: Sốt cao liên tục trên 24 giờ; Nổi ban đỏ hoặc xung huyết giác mạc; Phù nề niêm mạc miệng, bàn tay, chân; Rối loạn tiêu hóa: nôn, đau bụng, tiêu chảy; Sốc, rối loạn đông máu, tổn thương thận cấp… thì bố mẹ cần đưa con đến gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để thăm khám và điều trị phù hợp. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trẻ có thể tử vong.

Hoi-chung-hau-COVID-19-o-tre-em-la-gi-7

Cũng theo bác sĩ Tuấn, cách tốt nhất để ngăn ngừa hội chứng hậu COVID-19 ở trẻ em là ngăn ngừa trẻ mắc bệnh, bằng cách:

- Cho con tiêm vaccine COVID theo khuyến cáo của Bộ Y tế, khi được tiêm phòng đầy đủ thì các biến chứng của bệnh sẽ giảm đi.

- Hạn chế cho trẻ đến những nơi đông người. Đeo khẩu trang cho trẻ ở những nơi công cộng và xung quanh những người mà trẻ sống cùng.

- Thường xuyên rửa tay bằng xà phòng hoặc nước rửa tay. Cha mẹ nên khuyến khích trẻ vận động, chơi thể thao, nghỉ ngơi; Bổ sung dinh dưỡng hợp lý cho trẻ.

Các bác sĩ cũng khuyến cáo, nếu thấy con dù đã có kết quả âm tính nhưng vẫn còn mệt mỏi, chưa trở lại mức bình thường như ngày trước thì cần lưu ý, quan tâm hơn. Nếu trẻ liên tục kêu mệt, sút cân thì bố mẹ nên cho con đi khám.

Ngoài ra hậu COVID, cha mẹ cũng nên cho con đi khám tầm soát sức khỏe định kỳ 6 tháng/lần.

Xem thêm: Trẻ sau khi khỏi COVID-19 có cần tiêm vaccine không?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận