Ho kéo dài hậu COVID-19 có cần thanh lọc phổi không?

Hiện nay có không ít người rơi vào tình trạng ho kéo dài sau khi đã âm tính với SARS-CoV-2. Trước tình hình này đã xuất hiện thắc mắc: Ho kéo dài hậu COVId-19 có cần thanh lọc phổi không?

Đỗ Thu Nga
17:19 10/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Ho kéo dài hậu COVID-19 có cần thanh lọc phổi không?

Trên báo Giao thông, có độc giải Nguyễn Minh An (trú tại Nguyễn Lương Bằng, Đống Đa, Hà Nội) đặt câu hỏi: "Không biết mọi người sao, chứ tôi sau khỏi Covid-19 còn mệt mỏi hơn, đặc biệt ho kéo dài dùng nhiều loại thuốc ho, bổ phế nhưng chưa thấy giảm. Nhiều người còn khuyên tôi nên uống viên bổ phổi, thanh lọc phổi để nhanh khỏi ho”.

Trên thực tế, có không ít người gặp vấn đề trên như chị An. Chia sẻ về việc này, Bác sĩ Trương Hữu Khanh, PCT Liên chi hội Truyền nhiễm TP.HCM cho biết, ho sau khi nhiễm COVID-19 cũng giống như ho sau cảm, hoặc ho khi bị virus hô hấp.

Nguyên nhân có nhiều nhưng được chia thành 4 nhóm chính: Do sau mắc bệnh, cơ thể đào thải xác virus; Do là người có cơ địa dị ứng, suyễn; Người có bệnh lý trào ngược sẵn có, uống thuốc nhiều thì tình trạng này tăng thêm; Hoặc tình huống kích thích trung khu thần kinh ở dọc đường hô hấp, vùng khí quản, hầu họng.... gây ho.

Bác sĩ Khanh cho biết, đối tượng dễ gặp ho kéo dài sau nhiễm COVID-19 là những người có cơ địa dị ứng nên dễ bị kích thích ho, người bị suyễn, trào ngược dạ dày hoặc người sống trong môi trường nhiều khói bụi sẽ dễ bị ho hơn những trường hợp khác.

Ho-keo-dai-hau-COVID-19-co-can-thanh-loc-phoi-khong
Ho kéo dài hậu COVID-19 không cần thanh lọc phổi

Cũng theo bác sĩ Khanh, với ho kéo dài có 2 tình huống, nếu không tới mức khó chịu thì bệnh sẽ từ từ hết chỉ bằng các biện pháp thông thường; hoặc coi chừng có thể không phải ho do Covid-19 mà có thể bị lao phổi, viêm phổi… Tình huống này cần đi khám, chụp phổi mới xác định được. “Trên thực tế có người chăm chăm tưởng hậu COVID-19 nhưng thực tế lại mắc lao phổi và phải đi chữa lao”, bác sĩ Khanh thông tin.

Bên cạnh đó, ho có đờm dễ gặp ở bệnh nhân COVID-19, cũng có thể bệnh nhân bị bội nhiễm thêm, nên dễ dẫn tới tình trạng này.

Vậy có cần thanh lọc phổi với bệnh nhân ho kéo dài sau nhiễm COVID-19 không? Bác sĩ Trương Hữu Khanh cho biết chỉ có người làm trong môi trường hít quá nhiều bụi than, kim loại thì mới cần “rửa phổi”, còn tất cả các bệnh lý khác không phải thanh lọc phổi.

Nhiễm COVID-19 là do virus, do vậy không có chuyện phải thanh lọc phổi. Một số trường hợp bị nhiễm COVID-19 nặng, có thể để lại vết sẹo trong phổi hoặc các dãy xơ... cũng chỉ cần tập thở để tăng khả năng trao đổi ở các vùng còn lại khi nó không bị xơ.

Các nghiên cứu chỉ ra, những vết xơ phổi sẽ tự khỏi sau 6 tháng. Song, vết xơ đó có thể làm cho bệnh nhân khó chịu, ngột thở, không có sức khi vận động mạnh, mang khẩu trang. Và để khắc phục thì tập thở là phương pháp hiệu quả nhất.

"Hậu COVID-19 liên quan đến hô hấp, người bệnh chỉ cần tự vận động, tập luyện thở, tẩm bổ và sẽ hết trong tương lai. Nếu ho đến mức khó chịu, thì sử dụng thuốc ho bình thường. Nếu ho lâu mà chưa biết rõ nguyên nhân thì cần phải phải khám để chẩn đoán, điều trị hiệu quả nhất. Không có biện pháp nào gọi là thanh lọc phổi với bệnh nhân hậu COVID-19", bác sĩ Khanh khuyến cáo.

Điều trị ho hậu COVID-19 thế nào?

Theo BS Hoàng Sơn, thành viên "Nhóm Bác Sĩ Quân Y hỗ trợ online chăm sóc điều trị F0 tại nhà" khuyến cáo: "Hầu hết ho sau COVID-19 không cần dùng thuốc. Bệnh nhân cần tập phục hồi chức năng với các bài tập làm tăng dung tích phổi (tham khảo các bài tập hướng dẫn trên YouTube), có thể dùng các thuốc ho thảo dược hoặc các bài thuốc dân gian như ngậm chanh mật ong".

Theo bác sĩ Nguyễn Huy Hoàng, Trung tâm oxy cao áp thuộc Trung tâm nhiệt đới Việt Nga, Bộ Quốc Phòng, với tình trạng ho kéo dài sau khi âm tính SARS-CoV-2 có thể xử trí như sau:

Ho khan

Nguyên nhân có thể do vẫn còn virus chưa hết hẳn, hoặc nhiễm virus đường hô hấp khác, ho do dị ứng, do khói thuốc, hóa chất...

Cách xử lý là dùng giảm ho bổ phế và thuốc chống dị ứng thế hệ cũ như alimemazine, diphenhydramin (Theralene hoặc Benadryl hoặc các loại có thành phần tương tự).

Một số trường hợp là do trào ngược dạ dày thực quản. Trường hợp này cần dùng kháng acid để trung hòa dịch vị dạ dày, thuốc an thần nhẹ để giảm lo lắng, căng thẳng.

Ho-keo-dai-hau-COVID-19-co-can-thanh-loc-phoi-khong-6

Ho có đờm

Có thể do viêm phế quản, viêm phổi bội nhiễm vi khuẩn. Các trường hợp này phải thăm khám bác sĩ để dùng kháng sinh và long đờm.

Với nguyên nhân do các bệnh phổi khác như hen phế quản, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, giãn phế quản.. cần đi khám chuyên khoa hô hấp để được xử lý triệt để.

(Tổng hợp)

Xem thêm: Tổng hợp địa chỉ khám di chứng hậu COVID-19 ở miền Bắc, miền Trung, miền Nam

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận