"Chúa tể sơn lâm" đã đi vào thành ngữ, tục ngữ Việt Nam như thế nào?

Trong thế giới rừng rậm, hổ là con vật quyền uy, dũng mãnh, vì thế được mệnh danh là "chúa tể sơn lâm". Và hổ đã được lấy làm hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. 

Đỗ Thu Nga
09:11 04/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Trong văn hóa dân gian Việt Nam, hổ xuất hiện với nhiều tên gọi như: Hùm, cọp, ông ba mươi, bà um, chúa tể sơn lâm... Hổ gắn liền với đời sống con người qua những câu truyện cổ tích dân gian với cốt truyện đơn giản, lý giải nhiều điều thú vị.

Những câu chuyện như: “Trí không của ta đây”, “Con thỏ và con hổ”, “Sự tích con hổ”… đều nói lên sự hiện diện của hổ trong đời sống con người. 

Ho-da-di-vao-thanh-ngu-tuc-ngu-Viet-Nam-nhu-the-nao

Dù hổ sống nơi hoang dã, rất ít được thuần phục nhưng nó luôn gắn bó với cuộc sống của người dân Việt Nam, nhất là trong đời sống văn hóa tâm linh, tôn giáo.

Và không rõ từ bao giờ, hổ đã trở thành hình ảnh ẩn dụ sinh động cho nhiều câu thành ngữ, tục ngữ trong kho tàng văn hóa dân gian Việt Nam. Cụ thể như:

- Cáo mượn oai hùm (cáo đội lốt cọp): Dựa vào uy thế của người có quyền lực để lên mặt với kẻ khác.

- Điệu hổ ly sơn (đưa hổ khỏi núi): Tách kẻ mạnh khỏi hoàn cảnh, môi trường có lợi để dễ bề chinh phục, tiêu diệt hoặc để thực hiện mưu đồ, công việc dễ dàng hơn.

Ho-da-di-vao-thanh-ngu-tuc-ngu-Viet-Nam-nhu-the-nao-8

- Chui vào hang hùm: Lọt và nơi hoặc làm nhiều việc nguy hiểm.

- Hổ phụ sinh hổ tử (cha hổ sinh con hổ): Cha nào con nấy (mặt mạnh mặt tốt).

- Miệng hùm gan sứa: Chê bai kẻ nói miệng thì mạnh bạo, nhưng thực chất thì nhút nhát.

- Thả hổ về rừng: Việc làm nguy hiểm vì tạo cho kẻ mạnh có điều kiện, hoàn cảnh thích hợp làm việc xấu.

- Vuốt râu hùm: Việc làm, xử sự táo bạo, liều lĩnh với người có có uy lực hoặc thế lực mạnh hơn mình gấp bội.

Ho-da-di-vao-thanh-ngu-tuc-ngu-Viet-Nam-nhu-the-nao-7

- Hổ dữ không ăn thịt con: Mối quan giữa cha mẹ và con cái là mối quan hệ sâu đậm, bền chặt nhất. Người làm cha mẹ không làm hại con cái trong bất cứ hoàn cảnh nào.

- Hổ mọc thêm cánh: Đã mạnh mẽ/tài giỏi từ trước, nay trình lại tăng thêm một bậc do gặp yếu tố thuận lợi.

- Không vào hang hổ làm sao bắt được hổ con: Muốn làm được việc lớn phải chấp nhận đối mặt với hiểm nguy.

Xem thêm: Năm Nhâm Dần nghe lại sự tích "Ông Ba Mươi"

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận