Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Sử dụng câu hỏi tu từ

Gợi ý một số câu hỏi tu từ:

- Nhưng tại sao...?

- Có bao giờ bạn nghĩ rằng...?

- Vyaaj làm thế nào để...?

- Liệu có...?

- Có chăng...?

Ví dụ:

Vậy làm thế nào để giải quyết tình trạng bạo lực học đường? Câu trả lời có lẽ nằm ở sự chung ta của gia đình, nhà trường và xã hội...

Sử dụng từ nối cụm từ chuyển tiếp

Gợi ý một số từ nối: Trước hết, thứ nhất, thứ hai, tiếp theo, ngoài ra, tuy nhiên, mặt khác, ngược lại, do đó, vì vậy, vì thế, hơn nữa, bên cạnh đó, tóm lại, kết luận lại, có thể nói, nhìn chung...

Ví dụ:

Trước hết, sách không chỉ là kho tàng kiến thức vô tận, mà còn là nguồn cảm hứng giúp chúng ta khám phá thế giới, hoàn thiện bản thân. Qua từng trang sách, ta được truyền cảm hứng và học hỏi những bài học quý giá. Ngoài ra, đọc sách giúp chúng ta mở rộng tầm hiểu biết, rèn luyện tư duy, giúp chúng ta được trải nghiệm, thấu hiểu nhiều cung bậc cảm xúc. Có thể nói, đọc sách là một thói quen tốt, góp phần làm giàu tri thức và hoàn thiện nhân cách mỗi con người.

Sử dụng chính các từ nằm trong bố cục bài NLXH

Một số từ gợi ý: Biểu hiện, thực trạng, vai trò, nguyên nhân, hậu quả, dẫn chứng...

Ví dụ:

Tình trạng bạo lực học đường là một vấn đề đáng báo động. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này rất đa dạng. Nó có thể xuất phát từ việc áp lực học tập khiến học sinh căng thẳng, dễ dẫn đến những hành vi tiêu cực. Bên cạnh đó là sự thiếu quan tâm của gia đình hay thói quen chơi các trò chơi bạo lực học sinh dẫn đến ám ảnh tâm lý... Hậu quả của bạo lực học đường vô cùng nghiêm trọng. Nó không chỉ gây tổn thương về thể chất mà còn ảnh hưởng đến tâm lý của nạn nhân...

Xem thêm: 10 cách chống "bí" khi viết mở bài nghị luận xã hội