Dưới đây là cách trả lời câu hỏi đọc hiểu dễ "ăn điểm" mà các bạn nên lưu lại:
DẠNG 1: TỪ NỘI DUNG VĂN BẢN/ CÂU THƠ... ANH/CHỊ CÓ SUY NGHĨ GÌ..?
- Khái quát nội dung câu thơ/câu văn.
- Khẳng định câu thơ/câu văn đã gợi cho mỗi chúng ta những suy nghĩ sâu sắc.
+ Nhận thức: Nhận thức được những điều gì từ nội dung của câu thơ/câu văn?
+Thái độ, tình cảm: Thức tỉnh trong mỗi chúng ta những xúc cảm gì?
+Hành động: Từ đó giúp bản thân ta ý thức được cần phải làm gì?
DẠNG 2: CÂU THƠ/CÂU VĂN.... CÓ Ý NGHĨA GÌ VỚI ANH/CHỊ?
- Khái quát nội dung câu thơ/câu văn.
- Khẳng định câu thơ/câu văn có ý nghĩa sâu sắc với bản thân mỗi chúng ta:
+ Nhận thức: Giúp mỗi chúng ta nhận thức rõ hơn về...
+Thái độ, tình cảm: Thức tỉnh trong mỗi chúng ta những xúc cảm...
+ Hành động: Từ đó, giúp bản thân ta cần phải...
DẠNG 3: NHẬN XÉT VỀ GIỌNG ĐIỆU VĂN BẢN - CHỈ RÕ GIỌNG ĐIỆU CỦA VĂN BẢN (CẢM XÚC, THÁI ĐỘ CỦA NVTT/TÁC GIẢ THỂ HIỆN TRONG VĂN BẢN)
- Nhận xét, trả lời câu hỏi:
+ Có đa dạng phong phú hay không? Có linh hoạt hay không?
+ Có góp phần thể hiện rõ nét nội dung, tư tưởng chủ đề của văn bản hay không?
+ Có đem lại những xúc cảm mới mẻ cho bạn đọc hay không?
DẠNG 4: NHẬN XÉT VỀ NHÂN VẬT TRỮ TÌNH
- Chỉ rõ nhân vật trữ tình.
- Nhận xét:
+ Vẻ đẹp tính cách
+ Vẻ đẹp tâm hồn
- Chỉ rõ biểu hiện của vẻ đẹp trong tâm hồn nhân vật trữ tình.
- Nhận xét:
+ Tâm hồn có cao đẹp hay không?
+ Có lan tỏa những giá trị tích cực đến bạn đọc hay không?
DẠNG 5: ANH/CHỊ CÓ ĐỒNG TÌNH VỚI QUAN NIỆM CỦA TÁC GIẢ ĐƯỢC THỂ HIỆN TRONG CÂU THƠ/CÂU VĂN/VĂN BẢN HAY KHÔNG? VÌ SAO?
- Chỉ rõ quan điểm của bản thân: Đồng tình hoặc không đồng tình hoặc đồng tình một phần.
- Lý giải: 03 lý lẽ (nhận thức, thái độ, hành động).
DẠNG 6: THÔNG ĐIỆP BÀI HỌC Ý NGHĨA NHẤT MÀ ANH/CHỊ RÚT RA TỪ VĂN BẢN LÀ GÌ? VÌ SAO?
- Nêu thông điệp/ bài học, bằng một câu đơn, bám sát vào nội dung chính của văn bản.
- Lý giải: 03 lý lẽ (nhận thức, thái độ, hành động).
Xem thêm: Ôn thi tốt nghiệp: Mẹo làm đọc hiểu và cấu trúc phần thi đọc hiểu