Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

MẪU MỞ BÀI 1

Chủ đề về người nông dân trong văn học Việt Nam hiện đại được xem là chủ đề quen thuộc đề cao quyền sống của những con người "thấp cổ bé họng" và khát khao được sống của họ. Cùng với đó là nỗi xót thương cho những con người có thân phận nhỏ bé bị xã hội áp bức, đẩy vào bước đường cùng. Điển hình rõ ràng nhất cho điều này chính là nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao. Đây là tác phẩm có tiếng vang lớn trong thời kì văn học hiện đại và phân đoạn Chí phèo thức tỉnh thể hiện rõ rệt nhất về giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. 

MẪU MỞ BÀI 2

Giai đoạn văn học hiện thực những năm 1930 – 1945 có rất nhiều trang văn đã viết về thân phận khốn khổ của những người nông dân. Nhà văn Nam Cao - một cây bút sáng tạo, không ngừng đi sâu tìm tòi và khai phá tâm lý nhân vật đã có những phát hiện rất mới và đáng trân trọng. Ông không chỉ dừng lại ở nỗi khổ bởi sưu cao thuế nặng như các tác phẩm cùng thời như “Bước đường cùng” hay “Tắt đèn” mà nhà văn Nam Cao đi sâu vào hiện thực xã hội người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa và bị cự tuyệt quyền làm người. Cùng với đó, nhà văn cũng phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện và quá trình thức tỉnh của những con người ấy. Truyện ngắn “Chí Phèo” là một kiệt tác điển hình về chủ đề đó. Tìm hiểu nhân vật nói chung cũng như phân tích quá trình thức tỉnh của Chí Phèo nói riêng sẽ cho thấy rất rõ hơn điều đó.

MẪU MỞ BÀI 3

Cùng với các tác phẩm như “Đời thừa”, “Giăng sáng” thì “Chí Phèo” là một trong những tác phẩm thành công của nhà văn Nam Cao. Ông là một cây bút chuyên viết về những hiện thực đáng phê phán cùng với tinh thần nhân đạo sâu sắc được thể hiện rõ nét trong các tác phẩm, đặc biệt điều ấy được thể hiện rõ nhất qua nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên. Chí Phèo được biết đến như là một con quỷ dữ của làng Vũ Đại – người đã bị cuộc đời cự tuyệt sau những năm tháng bị tha hóa ở nhà tù thực dân. Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo cho ta thấy một người tưởng chừng như đau khổ tột cùng, bất hạnh đến vậy nhưng vẫn mong ước về cuộc sống rất “đời thường” với những hạnh phúc nhỏ nhoi.

MẪU MỞ BÀI 4

Nam Cao là một nhà văn hiện thực lớn có tư tưởng nhân đạo vừa sâu sắc, mới mẻ, vừa độc đáo. Ông là nhà văn hiện thực xuất sắc tràn đầy tinh thần nhân đạo, chuyên viết về hai đề tài: người trí thức nghèo sống mòn mỏi, bế tắc trong xã hội cũ và người nông dân bị bần cùng hóa, lưu manh hóa trước Cách mạng tháng Tám. Trong đó, Chí Phèo là một kiệt tác trong văn xuôi Việt Nam hiện đại của nhà văn Nam Cao viết vào năm 1941. Truyện kể lại cuộc đời của một người dân cùng khổ tên là Chí Phèo. Chí Phèo là biểu hiện sống động của bi kịch sinh ra là người mà không được làm người. Câu chuyện có nhiều bi kịch, nhưng đặc biệt, trong đó quá trình thức tỉnh hồi sinh và bi kịch cự tuyệt của Chí Phèo trong tác phẩm là một trong những đoạn thể hiện sâu sắc ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo của tác phẩm.

MẪU MỞ BÀI 5

Truyện ngắn “Chí Phèo” là một kiệt tác của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại của nhà văn hiện thực và nhân đạo Nam Cao. Qua tác phẩm, tác giả đã vẽ nên một bức tranh thê thảm, đầy bi thương của những kiếp sống lương thiện nhưng đói nghèo đã bị tha hóa cả về thể xác lẫn linh hồn. Tiêu biểu cho những kiếp người đó chính là nhân vật “Chí Phèo” và những bi kịch mà hắn phải chịu đựng, nếm trải trong chặng đường đời của mình.

MẪU MỞ BÀI 6

Sinh thời, khi cầm bút, Nam Cao hằng tâm niệm “Sáng tạo là yêu cầu sống còn của văn chương, nghệ thuật”. Vì thế, hướng ngòi bút đến đề tài quen thuộc đó là cuộc sống khốn khổ của người nông dân trước cách mạng tháng Tám nhưng Nam Cao chọn cho mình một lối đi riêng. Khác với nhân vật trong truyện ngắn của Thạch Lam là được đặt vào trong một khoảnh khắc nhất định, nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao thường là những nhân vật có tính cách điển hình và được đặt trong hoàn cảnh điển hình. Đặc biệt, nhắc đến Nam Cao người ta không thể không nhắc đến Chí Phèo – nhân vật bước vào trang văn, ngật ngưỡng với dáng diệu của một kẻ say. Những diễn biến tâm lí của Chí Phèo khi đón nhận bát cháo hành của Thị Nở đã được Nam Cao diễn tả một cách chân thực, tài tình đến cảm động.

MẪU MỞ BÀI 7

Nam Cao là cây bút vàng trong làng truyện ngắn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Một trong hai đề tài quen thuộc và nổi tiếng của ông đó là hình ảnh người nông dân bị bần cùng hoá, lưu manh hoá. Chí Phèo của Nam Cao là một kiệt tác trong văn xuôi hiện đại được viết vào năm 1941. Truyện là một chuỗi những bi kịch của cuộc đời Chí Phèo, nổi bật trong đó là quá trình thức tỉnh hồi sinh và bi kịch cự tuyệt của Chí Phèo trong tác phẩm là một trong những đoạn thể hiện sâu sắc ý nghĩa nhân văn và giá trị nhân đạo của tác phẩm đáng được nhắc đến.

MẪU MỞ BÀI 8

Có hạt cát vô tình rơi vào làm xót lòng trai. Tháng năm… năm tháng hạt cát không mang tên, không số phận. Hạt cát lại trở thành hạt ngọc quý giá cho đời. Có những tác phẩm ví như đứa con mang nặng đẻ đau qua chín tháng mười ngày của người mẹ: những nhà văn đầy tâm huyết và trách nhiệm với nghề Nam Cao với thiên chức cao cả đó và thai nghén nên đứa con tinh thần Chí Phèo, bên cạnh những Lão Hạc, Đời thừa, Sống mòn.

MẪU MỞ BÀI 9

Số phận khốn khổ của người nông dân là đề tài quen thuộc của văn học hiện thực (1930-1945). Là một cây bút sáng tạo là yêu cầu sống còn của văn chương, Nam Cao có những tìm tòi, đổi mới đáng trân trọng. Không dừng lại ở nỗi khổ sưu cao thuế nặng như các tác phẩm cùng thời “Tắt đèn”, “Bước đường cùng”, Nam Cao đi sâu vào hiện tượng người nông dân bị ta hóa, bị cự tuyệt quyền làm người. Đồng thời, Nam Cao phát hiện và khẳng định bản chất lương thiện của người nông dân bị tha hóa. Những sáng tạo của Nam Cao được kết tinh từ nhân vật Chí Phèo. Đặc biệt là trong những trang văn diễn tả tâm trạng Chí Phèo từ sau khi gặp Thị Nở.

MẪU MỞ BÀI 10

Nam Cao là nhà văn tiêu biểu của văn xuôi Việt Nam ở cả hai giai đoạn trước và sau Cách mạng tháng Tám. Ông là một nhà văn có quan điểm nghệ thuật tiến bộ,có tấm lòng đôn hậu, chan chứa tình thương, gắn bó sâu nặng với quê hương và những người nông dân nghèo khổ. Đặc biệt, đến với truyện ngắn “Chí Phèo”, một trong những truyện ngắn viết về đề tài người nông dân nghèo trước Cách mạng tháng 8 của Nam Cao, chúng ta không thể không cảm động trước quá trình hồi sinh của Chí Phèo – một người đã tưởng đã là quỷ dữ của làng Vũ Đại.

Xem thêm: Tiếng chửi của Chí Phèo: "Chi tiết nhỏ làm nên nhà văn lớn"