Giáo dục phổ thông ở Nga - Câu chuyện nhân văn thú vị
Học văn hóa cứ học từ từ cả đời, nhưng học các môn năng khiếu nên học trước 10 tuổi. Tôi có 2 con học ở Nga từ mầm non. Đến nay, con trai lớn đã xong cử nhân và đang học cao học. Con gái đã tốt nghiệp cấp 2.
Giáo dục ở Nga ít cải cách nhất. Gia đình tôi chưa bao giờ phải mua sách giáo khoa. Cứ đầu năm học được phát, cuối năm đem trả. Chỉ phải mua vở viết.
Tất cả những năm học phổ thông đều miễn phí, không phải đóng một đồng học phí nào.
Học tiểu học thì được ăn một bữa ở trường, có cả quả như: chuối, táo...
Một tuần được phát sữa 3 lần. Lúc nhỏ cô đưa tận tay, lên cấp 2 cô để cả thùng ở cuối lớp, trong thùng có các hộp 200ml, ai uống tự lấy, ai không uống có thể mang về nhà suất của mình nếu muốn. Tất cả đều miễn phí.
Ở Nga thì học sinh phải chạy lớp, giáo viên dạy phòng nào thì chỉ ngồi phòng đó. Ví dụ: Cô dạy văn chỉ ngồi phòng văn, trên tường có treo chân dung các nhà văn nổi tiếng của Nga và thế giới, có ghi chú tác phẩm và ngày mất ngày sinh của nhà văn đó. Tôi nghĩ nếu học sinh giỏi chỉ cần 1 - 2 ngày là nhớ. Học sinh rốt thì cả năm học ngày nào cũng đập vào mắt thì cũng sẽ nhớ. Phòng học hóa luôn có 1 phòng nhỏ bên cạnh để thực hành. Tương tự phòng học sinh học cũng vậy.
Lúc con trai tôi học cấp 2, cháu viết chữ xấu. Tôi đề nghị giáo viên luyện chữ cho con, tôi sẽ trả tiền.
Cô bảo, con cô viết đúng lỗi chính tả, đủ nét, tôi đọc tôi hiểu là câu ấy viết gì. Tại sao phải mất thời gian ngồi để luyện chữ? Sau này lớn lên các văn bản, đơn từ đều sẽ đánh máy và in ra. Sao thời gian đó không cho con đi học 1 môn năng khiếu nào đó?
Học văn hóa thì cứ học từ từ cả đời nhưng học năng khiếu nên học trước 10 tuổi.
Nhờ vậy mà các con tôi biết rất nhiều môn thể thao như bơi lội, bóng truyền, bóng bàn, bắn súng tể thao...
Không có ý định theo chuyên nghiệp nhưng cũng sẽ khỏe và tự tin trong cuộc sống.
Lúc con trai học lớp 1 thấy cô xếp cho con ngồi bàn cuối, bà mẹ nghĩ: Hay mình không phải người Nga nên bị đối xử như thế?
Hôm sau tôi tìm gặp cô giáo, đề nghị cho con tôi lên bàn đầu ngồi với lý do: Ở nhà chúng tôi không nói tiếng Nga nên tiếng Nga của con còn kém. Ngồi bàn đầu con sẽ nghe giảng được tốt hơn.
Cô bảo: Tất cả các học sinh sẽ không ngồi 1 chỗ. Hàng tuần sẽ có buổi sinh hoạt lớp, lúc đó sẽ xếp lại chỗ ngồi để mắt các con được lúc nhìn xa, lúc gần, lúc ở giữa, lúc bên tɾái và lúc bên phải… Đều này sẽ tốt cho mắt của các con.
Từ đó tôi không còn gì để thắc mắc nữa và cũng từ kinh nghiệm dạy con trai đầu mà sau này tôi có kinh nghiệm tốt hơn khi dạy con gái thứ hai.
(Nguồn Nước Nga tɾong trái tim tôi)
Xem thêm: Bán đúc có xương - Câu chuyện nhân văn về người mẹ kế vĩ đại
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận