Giai thoại huyền bí về hòn đá hình lưỡi trong Tháp Bà Po Nagar ở Nha Trang
Trong Tháp Bà Po Nagar có một hòn đá nhô cao, được lập bàn thờ, người dân thường xuyên tới đây cầu khấn.
Tháp Bà Po Nagar nằm trên đồi Cù Lao, bên dòng sông của thành phố biển Nha Trang (Khánh Hòa). Thời điểm tháp được xây dựng cũng là thời kỳ đạo Hindu (Ấn Độ giáo) hưng thịnh nhất tại vương quốc Chămpa cổ.
Tương truyền, nữ thần Thiên Y A Na Thánh Mẫu là vị tiên giáng trần, đã có công lao dạy nhân dân trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải... Công đức của Thánh Mẫu luôn được người dân Nam Trung Bộ và Tây Nguyên ghi ơn.
Và ở trong quần thể Tháp Bà Po Nagar có một hòn đá kỳ lạ có hình cái lưỡi. Nó nằm ngay bên hông của tòa tháp chính và được dựng một bàn thờ nhỏ.
Một người trong ban quản lý di tích cho biết, cách đây mấy chục năm, hòn đá nhô lên rất thấp. Theo thời gian hòn đá dần nhô lên, và đến bây giờ cao so với mặt đất gần một mét. Một ban thờ đã được lập ra để thờ hòn đá này và mọi người quen gọi là ban thờ thần lưỡi.
Cho đến nay, ban thờ luôn được giữ gìn sạch sẽ và hương khói hằng ngày. Rất nhiều người dân đến đây thắp hương dâng hoa quả cầu khấn.
Theo tìm hiểu, tục thờ đá khá phổ biến trong dân gian Việt Nam. Đá là đặc trưng cơ bản của núi (núi đá). Núi là chốn linh thiêng, nơi thông linh giữa trời và đất.
Có giả thuyết cho rằng, đá có thể là phương tiện để truyền đạt mong muốn của con người với các thế lực siêu nhiên. Con người đã biết dùng đá vào các hoạt động tín ngưỡng như cầu mùa, mưa thuận gió hoà, cây cối tốt tươi và gia đình sung túc…
Xem thêm: Nha Trang kỳ bí: Chuyện người khổng lồ si tình và vợ chồng ngư phủ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận