Gà tây - loài vật bị dính nhiều lời "nói xấu" oan uống nhất thế giới: Ngốc đến độ trời mưa không biết chạy vào nhà để rồi "chết đuối"
Những lời "nói xấu" kinh điển về gà tây không có nguồn gốc rõ ràng, có thể chỉ từ những cuộc trà dư tửu hậu của một "hội anti" nào đó...
Gà tây và những điều chưa biết
Gà tây (hay gà lôi) là tên gọi của 1 trong 2 loài chim lớn nhất thuộc chi Meleagris. Chúng có nguồn gốc từ các cánh rừng hay cánh đồng của Bắc Mỹ.
Có hai loài là gà tây hoang Bắc Mỹ (M. gallopavo) và gà tây mắt đơn Trung Mỹ (M. ocellata). Ngoài ra gà tây đã được thuần hóa thành loại gia cầm là gà tây nhà.
Được biết, có khoảng 300 triệu con gà tây được nuôi ở Mỹ. Chúng là thực phẩm không thể thiếu trong Lễ Phục Sinh và Lễ Giáng Sinh.
Loài gà tây sở hữu rất nhiều điều thú vị mà không phải ai cũng biết. Ví dụ như:
- Gà tây hoang dã tìm kiếm thức ăn trên mặt đất. Nhưng chúng có thể bay với tốc độ 55km/h. Tuy nhiên, chúng lại thường xuyên có xu hướng không thích bay hoặc chỉ thích lang thang kiếm ăn ngay sát mặt đất.
- Một con gà tây trưởng thành có khoảng 5.500 chiếc lông vũ, bao gồm 18 lông đuôi tạo thành hình rẻ quạt ở con trống. Gà tây có thính giác tuyệt vời, nhưng không có tai ngoài. Chúng có góc nhìn khá rộng, khoảng 270 độ và có thể phân biệt màu sắc.
- Giới tính của gà tây có thể được xác định từ… phân của nó. Phân của con trống có hình xoắn ốc, của con mái có hình chữ “J”.
- Có thể bạn chưa biết: Benjamin Franklin – một trong bảy người lập ra nước Mỹ đã từng muốn chọn gà tây, chứ không phải đại bàng trọc đầu là loài chim biểu tượng cho Hợp chủng Quốc Hoa Kỳ.
- Vào năm 1930, gà tây hoang dã ở Mỹ gần tuyệt chủng. Nhờ nỗ lực bảo tồn, hiện nay có khoảng 7 triệu con ở Bắc và Trung Mỹ.
- Gà tây có một loại xương mà loài chim thường có trong các cơ dùng cho việc bay. Loại xương này mềm dẻo có thể co giãn và hữu ích trong việc đập vỗ cánh bay. Trong khi gà tây cũng thuộc một trong những loài không bay. Từng có thời gian các nhà nghiên cứu đã đưa ra một số dẫn chứng cho rằng, gà tây được tiến hóa từ loài khủng long xưa.
- Theo sách kỷ lục Guinness, trang trại gà tây lớn nhất là Bernard Matthews plc, Norfolk, nước Anh. Nơi này sản xuất 1 triệu con gà tây mỗi năm ở một đất nước thậm chí không có Lễ Tạ ơn.
- Năm 2017, trung bình 1 người Mỹ tiêu thụ 16,6 pao (7,37 kg) thịt gà tây/năm. Dự tính con số này trong năm 2018 là 16,3 pao (7,34 kg).
Gà tây - loài bị "nói xấu" oan uổng nhất thế giới
Bạn biết đấy, trong thế giới động vật có vô vàn câu chuyện kỳ lạ mà những người không say mê khoa học và quan sát sẽ không khám phá ra được. Kể cả khi các nhà khoa học đã xác nhận, có khi những câu chuyện ấy chưa chắc được tin bởi tất cả mọi người, đơn giản là nghe chúng quá vô lý, tỷ như việc cá heo biết skincare chẳng hạn.
Bên cạnh đó lại có những câu chuyện hay nói đúng hơn là tin đồn không đúng về thế giới động vật được lan truyền sâu rộng đến nỗi mọi người bắt đầu đặt ra câu hỏi rằng, nó có thật không? Chẳng hạn như câu chuyện liên quan đến gà tây - nhân vật chính của hàng trăm câu chuyện hài trong văn hóa phương Tây.
Có tin đồn cho rằng, gà tây là giống gà siêu ngốc nghếch. Gà tây ngốc đến mức chúng sẽ đứng tắm mưa vì quá ngốc để phân biệt được trời đang nắng chang chang hay đổ nước như trút. Người ta còn đồn rằng, gà tây ngước mắt lên trời tận 30 giây mới biết điều gì đang thực sự diễn ra và há hốc mỏ ra vì ngơ ngẩn rồi "chết đuối" vì nước tràn vào phổi. Đây là điều mà đến cả những loài côn trùng có não bé hơn cả móng chân chúng cũng phải bó tay.
Lời "nói xấu" kinh điển về gà tây này về nguồn gốc không rõ ràng, có thể chỉ từ những cuộc trà dư tửu hậu của hội anti loài gà này chăng? Dù sao, với ấn tượng của mọi người, loài gà này không được sáng sủa lắm về ngoại hình bởi nó có cái đầu hói và bộ râu trên con trống, cùng cái đuôi kỳ dị đi kèm tiếng kêu vô cùng ngớ ngẩn đến mức đáng ghét.
Chỉ cần tra cụm từ "turkey" trên từ điển tiếng Anh Thesaurus, bạn cũng có thể tìm thấy vô số từ miệt thị tệ hại đồng nghĩa với nó, chẳng hạn như "thằng hề", "đồ đần", "tên ngốc"... minh chứng cho sự coi thường tột độ của cư dân phương Tây đối với gà tây. Vậy nên, dù niềm tin "trời mưa không biết chạy vào nhà" trên nghe có vẻ lố bịch, nó vẫn được lan truyền rộng rãi.
Nhưng nếu nhìn nhận dưới góc độ khoa học thì chúng ta có thể minh oan cho loài động vật đáng thương này. Đầu tên, xét về mặt giải phẫu, động vật bị săn mồi như gà tây có mắt ở hai bên đầu, giúp chúng có tầm nhìn rộng hơn để quan sát được kẻ thù tốt hơn. Điều này đồng nghĩa với việc, khi trời mưa và gà tây muốn biết chuyện gì xảy ra thì chúng cần nghiêng đầu sang 1 bên để quan sát và loại bỏ khả năng há hốc mồm lên trời như "lời đồn".
Tiếp đến, sự khác biệt cơ bản giữa gà tây hoang dã và gà tây thuần hóa. Do không cần tự lực cánh sinh như trong tự nhiên, gày tây nhà không thông minh hay cứng cỏi bằng những người anh em trong thế giới hoang dã và mắc một bệnh gọi là hứng trẹo cổ co thắt do uốn ván (Tetanic torticollar spasms).
Chứng bệnh này khiến chúng phải ngước cổ lên do bị tật và hoàn toàn không phải là cố tình. Những người không quen với y học trông thấy cảnh đó sẽ bắt đầu liên tưởng, thêu dệt lên những câu chuyện khá hoang đường về gà tây.
Sua cùng, gà tây hoang dã có thể "bươn chải" ở các vùng mưa nhiệt đới như đầm lầy. Hơn nữa, vào mùa đông chúng sẽ tìm kiếm các cây lá kim để làm nơi trú ngụ, vì thế chúng không phải là những kẻ ngốc nghếch trong thế giới tự nhiên.
Xem thêm: Bị bỏ lại trên đảo hoang 200 năm, chuột nhà bỗng hóa động vật "khát máu"
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận