Dẫn chứng NLXH về chủ đề tôn sư trọng đạo

Thêm một mùa hiến chương nữa đã đến, đây là cơ hội để các em sống lại những giây phút "tôn sư trọng đạo". Dưới đây là một số dẫn chứng hay cho ngày ý nghĩa này.

Dẫn chứng NLXH về chủ đề tôn sư trọng đạo

Thêm một mùa hiến chương nữa đã đến, đây là cơ hội để các em sống lại những giây phút "tôn sư trọng đạo". Dưới đây là một số dẫn chứng hay cho ngày ý nghĩa này.

Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng viết thư chúc Tết cô giáo tiểu học

Nhân dịp Tết cổ truyền sắp tới, người học trò năm nào, khi ấy là Tổng Bí thư, Chủ tịch nước, dù bận rất nhiều công việc, vẫn viết thư tay gửi đến cô giáo Đặng Thị Phúc. Lá thư viết tay của Cố Tổng bí thư chân thành, giản dị, thể hiện lòng tri ân sâu sắc của ông đối với người đã dìu dắt mình những năm tháng đầu đời.

Lá thư tay của Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng gửi cô giáo Đặng Thị Phúc

Trong thư, không có chức danh hay dấu ấn nào của một Tổng Bí thư, chỉ có nét chữ của học trò Trọng - học trò cũ của cô giáo Đặng Thị Phúc với lời tri ân tha thiết: "Em vẫn giữ mãi những kỷ niệm sâu sắc, không bao giờ phai mờ trong những năm tháng được cô dạy bảo". 

Trong lễ viếng Cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, cô giáo Đặng Thị Phúc đã đến tiễn đưa người "học trò" nhỏ lần cuối.

Cánh đồng Ba Tri rợp trắng khăn tang tại đám tang của thầy Nguyễn Đình Chiểu 

Ngoài sáng tác thơ văn, Nguyễn Đình Chiểu còn là một nhà giáo được người đời kính trọng về tài năng, đức độ. Ông dành trọn đời để dạy học, truyền thụ cho môn sinh đạo làm người, đạo lý truyền thống của dân tộc...

Khăn tang phủ trắng cánh đồng Ba Tri tiễn đưa nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu

Với người mắt sáng, dạy học đã khó nhưng người thiếu đi đôi mắt như thầy lại càng khó khăn hơn vạn lần nên thầy càng được các học trò yêu quý, kính trọng, nể phục. 

Nhà giáo Nguyễn Đình Chiểu mất năm 1888 tại Ba Tri. Đám tang của thầy cả cánh đồng Ba Tri rợp khăn tang trắng, rất nhiều học trò, bà con thương tiếc sự ra đi của nhà giáo, nhà thơ, người con ưu tú của dân tộc...

Người thầy được học trò làm quan to vẫn giữ phép lạy dưới giường

Phạm Sư Mạnh - học trò của cụ Chu Văn An, được Lịch triều hiến chương loại chí xem là người "Phò tá có tài đức" của nhà Trần. Nhờ công dạy dỗ của thầy mà đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ). 

Giỏi giang, danh vọng ở đời là thế, ở triều đình lời nói có gang có thép được vua trọng, đồng liêu nể phục, nhưng đối với thầy thì rất đỗi khiêm cung, đến thăm thầy đều giữ phép của một kẻ học trò chứ không phải của vị quan to.

Toàn thư còn ghi lại sự việc sau: "Như Phạm Sư Mạnh đã làm hành khiển mà vẫn giữ lễ học trò, khi đến thăm hỏi thầy thì lạy ở dưới giường, được nói chuyện với thầy vài câu rồi đi xa thì lấy làm mừng lắm".

Xem thêm: Dẫn chứng NLXH: Giữ gìn văn hóa, truyền thống dân tộc