Cửu Huyền Thất Tổ gồm những ai và văn khấn cúng cơm Cửu Huyền Thất Tổ thế nào?

Cửu Huyền Thất Tổ là 4 chữ nhắc nhở con cháu đời sau phải luôn tưởng nhớ, kính trọng về tổ tiên, tiền nhân. Cửu Huyền Thất Tổ hiểu đơn giản là 9 đời và 7 ông tổ.

Cửu Huyền Thất Tổ gồm những ai và văn khấn cúng cơm Cửu Huyền Thất Tổ thế nào?

Cửu Huyền Thất Tổ là 4 chữ nhắc nhở con cháu đời sau phải luôn tưởng nhớ, kính trọng về tổ tiên, tiền nhân. Cửu Huyền Thất Tổ hiểu đơn giản là 9 đời và 7 ông tổ.

Cửu Huyền Thất tổ gồm những ai?

Theo Wiki, Cửu Huyền Thất Tổ là cụm từ thường gặp trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt Nam. Cụm từ này có ý nghĩa bao gồm các vị ông bà tổ tiên đã khuất. Khi khấn vái trước bàn thờ gia tiên, người chủ lễ sẽ khấn "Cửu Tuyền Thất Tổ" hàm ý gửi lời khấn nguyện đến tất cả các vị tổ tiên. Trên bàn thờ gia tiên trong gia đình người Việt thường có một bài vị (thần chú) chính giữa, đề 4 chữ Cửu Huyền Thất Tổ bằng chữ Hán hoặc chữ Quốc Ngữ. 

Một số ý kiến cho rằng "Cửu Huyền" và "Thất Tổ" xuất hiện trong văn cổ Trung Quốc. Nhưng toàn cụm từ không được sử dụng trong văn hóa Trung Quốc hiện đại. Cụm từ này được phổ biến rộng rãi khu du nhập vào Việt Nam, góp phần vào sự đại đồng tiểu dị giữa hai nền văn hóa.

Còn theo Sư phụ Thích Giác Hoàng, khi tra khảo lại các từ điển Phật học và Hán học cũng như nhờ Đại đức THích Minh Nghị (đang du học tại Trung Quốc) tra khảo giúp nơi các bộ từ điển lớn của Trung Quốc nhưng không thấy từ nguyên của 4 chữ này. Sư thầy cho rằng, 4 chữ này có thể do các nhà sư Việt Nam sáng tạo, không hề chịu ảnh hưởng của Phật giáo Trung Quốc hay Ấn Độ.

Sư phụ Thích Giác Hoàng cho rằng, theo những tư liệu tìm kiếm được, 4 chữ này xuất hiện trong tác phẩm Sự Lý Dung Thông viết theo thể thơ song thất lục bát của Thiền sư Hương Hải (1728 - 1715) được Tiến sĩ Lê Mạnh Thát đã dày công biên khảo và dịch lại, cho in chung trong Toàn Tập Minh Châu Hương Hải (Nhà xuất bản Tp.HCM, 2000). Phía sau cuốn sách có in toàn bộ tác phẩm và ngữ lục của Thiền sư bằng chữ Hán. Tác phẩm Sự Lý Dung Thông (trang 416) cũng nằm trong phần phụ lục này, có đề cập đến bốn chữ này trong hai câu thơ:

"Thích độ nhân miễn tam đồ khổ

Thoát cửu huyền thất tổ siêu phương"

Đại ý là giáo lý đức Phật Thích Ca Mâu Ni hóa độ chúng sinh để thoát khỏi 3 đường khổ là địa ngục, ngạ quỷ và súc sinh và có khả năng cứu thoát cửu huyền và thất tổ được siêu thăng.

Cứu Huyền Thất Tổ có nghĩa là 9 đời và 7 ông tổ

Có thể do câu trên quá cô động nền trong bản Việt ngữ của Tiến sĩ Lê Mạnh Thát (trang 392) vẫn giữ nguyên như vậy. Phần dưới có chú thích ngắn gọn về bốn chữ "Cửu Huyền Thất Tổ" như sau:

Cửu huyền là 9 đời: Cao, tằng, tổ, cha, mình, con, cháu, chắt, chít. Thất tổ: Bảy đời: Cao, tằng, tổ, cao cao, tằng tằng, tổ tổ, cao tổ". Mặc dù trong các từ điển không thấy chữ "huyền" nào có nghĩa là "đời" nhưng qua quá trình Việt Hóa, chữ này được hiểu như "đời" và có lẽ nên dịch là "thế hệ" thì chính xác hơn. Cụ thể:

Cửu huyền:

1. Cao Tổ: Ông sơ

2. Tằng tổ: Ông cố

3. Tổ phụ: Ông nội

4. Phụ: Cha

5. Bản thân

6. Tử: Con trai

7. Tôn: Cháu nội

8. Tằng tôn: Chắt (cháu cố)

9. Huyền tôn: Chít (cháu sơ)

Thất tổ: 

7. Thỉ Tổ (Tỷ Khảo) : Thất Tổ

6. Viễn Tổ (Tỷ Khảo) : Lục Tổ

5. Tiên Tổ (Tỷ Khảo) : Ngũ Tổ

4. Cao Tổ (Tỷ Khảo) : Tứ Tổ

3. Tằng Tổ (Tỷ Khảo) : Tam Tổ

2. Nội Tổ (Tỷ Khảo) : Nhị Tổ

1. Phụ thân (Tỷ Khảo) : Nhứt Tổ

Hiện nay có 2 cách tính về Cửu Huyền Thất Tổ, song dù cách tính nào thì Cửu Huyền Thất Tổ cùng với bộ hoành phi câu đối luôn thể hiện rõ sự biết ơn, kính trọng của con cháu với tổ tiên, cha ông. Nó cũng làm tăng sự uy nghiêm, tôn trọng cho không gian thờ cúng của mỗi gia đình, dòng họ.

Cách thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Ý nghĩa của 4 chữ "Cửu Huyền Thất Tổ" là tỏ lòng kính trọng, tưởng nhớ về bậc tổ tiên, tiền nhân đã có công sinh dưỡng, dạy dỗ con cháu để có được cuộc sống như hôm nay. Đây là nét đẹp văn hóa thể hiện đạo "uống nước nhớ nguồn", "ăn quả nhớ kẻ trồng cây".

Văn hóa Việt Nam đã trải qua bao thăng trầm lịch sử nhưng đạo lý: "Sang đò nhớ ơn người chèo chống, nằm võng nhớ ơn người mắc dây” vẫn được khắc sâu trong tâm khảm người Việt, vẫn ấm áp trong tiếng hát hời ru con muôn thuở:

“Nước chảy ra thương cha nhớ mẹ

Nước chảy vào thương mẹ nhớ cha”.

Ý nghĩa 4 chữ Cửu Huyền Thất Tổ là thể hiện lòng hiếu thảo của con cháu với bố mẹ, ông bà, tổ tiên đã khuất

Tuy nhiên, hiện nay có nhiều ý kiến khác nhau về cách thờ cúng Cửu Huyền Thất Tổ trong gia đình. Có người cho rằng "âm phù dương trợ". Câu này có nghĩa là ngày nay bạn chăm nom phần âm, tưởng nhớ, thờ cúng tổ tiên cẩn thận thì sẽ được hưởng phúc phần, được nâng đỡ, che chở. Song có một số ý kiến khác cho rằng, cha mẹ còn sống không nên thờ Cửu Huyền Thất Tổ trong nhà. Bởi Cửu Huyền là thờ bố mẹ, trong khi họ còn sống, như thế khác nào trù họ nhanh mất. 

Hiện nay có rất nhiều gia đình lập bàn thờ Cửu Huyền Thất tôn. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách lập đúng. Theo các sư thầy, lập bàn thờ Cửu Huyền Thất Tôn phải tuân thủ các công đoạn: Gia chủ phải chuẩn bị đầy đủ những thứ quan trọng, cần thiết trên bàn thờ như vật phẩm thờ cúng, mâm cúng cửu huyền thất tổ. Trước khi đặt các vật phẩm này lên bàn thờ cửu huyền thất tổ, các gia chủ cần thực hiện nghi thức tẩy uế để tránh phạm phải những điều kiêng kỵ trong tâm linh, thờ cúng. Cụ thể, những lưu ý này được thể hiện như sau:

Gia chủ sẽ thực hiện tẩy uế đồ thờ cúng bằng cách sử dụng rượu trắng pha với gừng để lau đồ thờ và để chúng khô tự nhiên.

Khi bốc bát hương, gia chủ sẽ phải tiến hành theo trình tự các bước được quy định để đảm bảo sự linh thiêng trong thờ cúng.

Sau khi thực hiện bốc bát hương xong, gia chủ sẽ thực hiện bước tiếp theo đó là cúng lễ, đọc văn khấn và thắp nhang để an vị bàn thờ.

Đợi hết tuần nhang, gia chủ sẽ hạ tất cả đồ cúng lễ xuống, chia cho từng người trong gia đình và đặc biệt không được chia cho người ngoài để tránh lộc bị thất thoát.

Văn khấn cúng cơm Cửu Huyền Thất Tổ đúng nhất

Văn khấn cúng cơm cửu huyền thất tổ ngày tết

Hôm nay, ngày…. tháng…. năm…

Tại: ….

Tín chủ con là….. cùng với toàn gia kính bái..

Nay nhân ngày….

Kính cẩn sắm một lễ gồm… gọi là lễ mọn lòng thành, kính dâng lên:

Đông trù Tư mệnh Táo phủ thần quân, bản gia tiên sư, bản viên thổ công, liệt vị tôn thần.

Trước linh vị của….

Và các vị tổ bá, tổ thúc, tổ cô, cùng các vong linh phụ thờ theo tiên tổ.

Kính cẩn thưa rằng: Năm cũ sắp hết, ngày Tết tới gần, chuẩn bị mừng xuân.

Kính cáo: thổ, địa, chư vị linh thần.

Kính mời: Vong linh tiên tổ về với gia đình để cháu con phụng sự.

Cẩn cáo!

Cỗ cúng Cửu Huyền Thất Tổ

Văn khấn cúng cơm cửu huyền thất tổ hằng ngày

Thành kính lạy Cửu Huyền Thất Tổ,

Ngỏ đáp ơn báo bổ sanh thành,

Con quy y Phật tu hành,

Cửu Huyền Thất Tổ lòng thành chứng tri.

Noi theo hạnh từ bi của Phật,

Bỏ dứt đi những tật xấu xa,

Trau giồi đức hạnh thuận hòa,

Ðạo thành cứu độ Mẹ, Cha, Cửu Huyền.

Nay phẩm vật hiện tiền dâng cúng,

Hương, đăng, hoa chúc tụng cầu xin,

Cửu Huyền Thất Tổ hương linh,

Chứng lòng hiếu thảo ân sinh thuở đầu.

Công dạy dỗ cao sâu thăm thẳm,

Công dưỡng nuôi khó gẫm gì hơn,

Ăn cay, uống đắng không sờn,

Vì con đau khổ không hờn phiền chi.

Cha mẹ rất từ bi hà hải,

Nội ngoại đồng bác ái tình thương,

Cửu Huyền Thất Tổ đồng nương,

Từ đời vô thỉ khôn lường kiếp sinh.

Ân dưỡng dục minh minh như hải,

Ân sanh thành tợ Thái Sơn cao,

Con nay muốn đáp công lao,

Ðền ơn trả nghĩa thế nào cho xong.

Lời Phật dạy mênh mông biển khổ,

Cõi Ta bà không chỗ dựa nương,

Chúng sanh vì bởi tình thương,

Tình ân, tình ái mà vương nghiệp sầu.

Sanh tử mãi biết đâu mà kể,

Cứ trầm luân trong bể ái hà,

Cũng vì bản ngã chấp ta,

Tham lam, sân giận, cùng là si mê.

Những tội lỗi không hề dứt bỏ,

Ðường tử sanh nên khó bước qua,

Làm con muốn cứu mẹ cha,

Cửu Huyền Thất Tổ, ông bà đền ân.

Ðem phẩm vật cúng dâng Tam Bảo,

Nhờ chư Tăng tâm đạo cầu nguyền,

Cầu cho Thất Tổ Cửu Huyền,

Siêu sinh Tịnh độ phước duyên đủ đầy.

Ai muốn đáp công thầy dạy dỗ,

Hay đền ơn Thất Tổ Cửu Huyền,

Chúng sanh tất cả các miền,

Thì nên phát đại lời nguyền độ tha.

Trước xuất thế lìa xa cõi tục,

Sau diệt tiêu lòng dục, tánh phàm,

Chẳng còn ưa chuộng, muốn ham,

Thân tâm thanh tịnh, Già lam dựa kề.

Tu chứng đắc Bồ đề Phật quả,

Ðộ chúng sanh tất cả siêu thăng,

Vượt lên cửu phẩm thượng tầng,

Là phương trả nghĩa đáp bằng công lao.

Ai hiếu tử mau mau ghi nhớ,

Muốn đáp đền mối nợ từ xưa,

Cần nên tu niệm sớm trưa,

Công dầy quả mãn phước thừa báo ân

Bài văn cúng giỗ ông bà như thế nào

Văn khấn cúng cơm cửu huyền thất tổ ngày giỗ

Con lạy chín phương trời, con lạy mười phương Chư phật, con lạy Chư phật mười phương.

Con kính lạy Đức Hoàng Thiên Hậu Thổ và chư vị Tôn Thần

Con xin kính lạy ngài Đông Trù Tư mệnh Tảo phủ Thần Quân

Con xin kính lạy ngài Đông Trù tư mệnh Táo thủ Thần Quân

Con xin kính lạy các ngài Thần linh và các Thổ địa cai quản trong xứ này

Con xin kính lạy Tổ tiên nội ngoại họ: Nêu tên họ

Tín chủ con là: Nêu đầy đủ họ và tên của người chủ gia đình tổ chức cúng giỗ

Địa chỉ tại:

Hôm nay là ngày tháng năm (âm lịch)

Chính là ngày giỗ của: Đọc họ và tên của người hưởng giỗ

Con thiết nghĩ rằng: Vắng xa trần thế không thấy âm dung

Năm qua tháng lại đến ngày húy lâm. Ơn võng cực được xem như trời biển. Nghĩa sinh thành không bao giờ quên, càng nhớ công ơn gây cơ tạo nghiệp được bao nhiêu càng cảm thấy thâm tình mà không bề dãi tỏ. Ngày mai là ngày Cát Kỵ, hôm nay chúng con toàn gia con cháu trong nhà nhất tâm sắm sửa lễ vật kính dâng và đốt nén hương dãi tỏ tấm lòng thành.

Tâm thành xin kính mời:

Mất ngày tháng năm (âm lịch)

Và mộ phần an táng tại:

Cúi xin linh thiêng giáng thế về linh sàng và chứng giám lòng thành, để thụ hường lễ vật độ cho cháu trong nhà được an ninh khang thái, vạn sự được tốt lành, gia cảnh được hưng long thịnh vượng.

Con cũng xin kính mời các vị Tiên Tổ hai bên nội ngoại, các vị Tổ Khảo, Tổ Tỷ, Bá Thúc, Huynh Đệ, Cô Di, Tỷ Muội và toàn thể các Hương hồn gia tiên nội ngoại cùng đồng lai lâm hưởng.

Con cũng xin kính mời các ngài Thần Linh, các ngài Thổ Địa, ngài Thổ Công, ngài Táo Quân và các chư vị Linh thần đồng lai để giám cách thượng hưởng.

Con cũng xin mời các vong linh là các vị Tiền chủ, vị Hậu chủ nhà này và đất này cùng tới để âm hưởng.

Chúng con lễ bạc tâm thanh xin cúi xin được phù độ trì.

Phục duy cẩn cáo.