Cây Sala là cây gì và có ý nghĩa gì đối với Phật giáo?
Cây Sala được biết đến là loại cây linh thiêng nơi cửa Phật. Cây Sla là nơi Đức Phật Thích Ca được sinh ra.
Cây Sala là cây gì?
Cây Sala còn có tên gọi khác là cây đầu lân, cây ngọc kỳ lân, cây Tha la, cây hàm rồng. Cây Sala có tên khoa học là Couroupita guianensisthuộc họ Lecythidaceae. Có nhiều sự nhầm lẫn giữa Couroupita guianensisvới Shorea robusta (cây sala) và Saraca asoca (vô ưu). Loài cây này được nhà thực vật học người Pháp J.F. Aublet phát hiện và đặt danh pháp khoa học Couroupita guianensis vào năm 1755.
Cây Sala có nguồn gốc xuất xứ từ miền Trung và Nam Mỹ. Chúng được trồng phổ biến ở vùng nhiệt đới như Ấn Độ, miền Nam dãy núi Hy Mã Lạp. Về sau chúng được trồng nhiều ở Nam Á và Đông Nam Á.
Cây Sala thuộc loài thân gỗ, cứng, cây cao khoảng 15 mét, tán cây Sala rậm rạp xanh tốt, thích hợp để làm bóng mát. Hoa Sala rất đẹp, chỉ mọc từ thân chính. Hoa Sala có nhiều màu từ cam đến đỏ, hồng... Hoa mọc thành chùm trên một đoạn cuống hoa dài đến 3 mét.
Cây Sala ra hoa quanh năm và hoa Sala rất lâu tàn. Hoa có mùi thơm dịu. Hoa thường có mùi thơm nồng vào buổi chiều tối. Theo ghi chép nhà Phật, hoa Sala gắn liền với Đức Phật Thích Ca. Hoa Sala dễ bị nhầm lẫn với hoa ưu đàm 3000 năm mới nở một lần.
Cây Sala có trái, trái tròn, có màu xám, hoa Sala thơm nhưng trái lại có mùi hôi. Trái Sala là dạng quả hạch bên trong hình cầu, thường có từ 4 - 8 hạt. Khi lõi bên trong trái chín thì mới có thể chẻ ra để lấy hạt làm giống.
Theo nghiên cứu, trái Sala là vị thuốc kháng sinh, kháng nấm, sát khuẩn tự nhiên có tác dụng giảm đau. Cây Sala thường được dùng làm thuốc chữa đau dạ dày và cảm lạnh.
Phần lá cây Sala có thể nấu uống, có tác dụng chữa bệnh về da. Lá non có thể chữa đau răng. Phần bên trong của trái Sala có thể làm thuốc khử trùng vết thương.
Cây Sala là loại cây dễ trồng và dễ chăm sóc. Cây chỉ cần được tưới nước thường xuyên, không để bị quá khô héo, bón phân 2 lần 1 năm là cây có thể phát triển tốt.
Khi cây cao khoảng 3 - 4 mét thì nên cắt tỉa cành phía bên dưới. Như vậy sẽ đạt được chiều cao như mong muốn.
Cây Sala có ý nghĩa gì đối với Phật giáo?
Cây Sala mà khá nhiều người Việt hiện nay hiểu nhầm không phải là cây Sāla (Sal tree), một loài cây ghi dấu nơi Đức Phật Thích Ca nhập diệt trong rừng Sāla tại Câu Thi Na (Kusinārā), kinh đô của tiểu quốc Mallas, Ấn Độ cổ đại.
Như đã chia sẻ, cây Sala bị gọi sai chính là cây ngọc kỳ lân, đầu lân, hay hàm rồng. Người Ấn Độ xem cây Sala là loài cây thiêng. Họ thường trồng chúng ở đền thờ Hindu giáo nhưng họ gọi là Nagakeshar, hay Nagalingam. Người Trung Quốc và người Nhật đều gọi Sāla là Sa la song thụ (沙羅双樹 - サラノキ), song ít nhiều vẫn có nhầm lẫn, còn tiếng Thái Lan gọi là “ดอกพะยอม”.
Với Phật giáo, cây Sala có nhiều ý nghĩa linh thiêng, gắn liền với cuộc đời của Đức Phật Thích Ca. Theo Kinh điển Phật giáo, Đức Phật được sinh ra dưới bóng cây Sala trong vườn Lumbini (Lâm-tì-ni) và chết giữa hai cây sa la ở Kushinagara (Câu-thi-na).
Tương truyền, theo tục lệ, khi chuẩn bị đến thời kỳ mãn nguyệt khai hoa người con gái phải trờ về quê cha mẹ để sinh nở. Hoàng hậu Maya cũng không ngoại lệ. Gần tới ngày sinh, bà cùng đoàn tùy tùng rời khỏi Kapilavatthu về nhà cha mẹ để sinh.
Dọc đường đi, bà cho đoàn tùy tùng dừng nghỉ dưới gốc một cây Sala ở khu vườn Lumbini, ngoại thành Kapilavatthu, thuộc nước Nepal ngày nay. Bống nhiên lúc này cơn đau đẻ ập đến, bà tìm nơi bấu víu và cây liền nghiêng nhánh xuống cho bà vịn. Hoàng hậu vừa vịn cây thì cậu bé Siddharta ra đời và sau này tu luyện trở thành Đức Phật Thích Ca.
Chính vì thế sau này hình ảnh cây Sala vươn nhánh xuống cho Hoàng hậu vịn trong lúc hạ sinh Đức Phật mang nhiều ý nghĩa đặc biệt với các ra đình hiếm muộn.
Ngoài ra, có câu chuyện cho rằng, chùm hoa Sala giống như thần rắn Naga. Mỗi bông hoa có 6 cánh xòe rộng che phần nhụy giống như con rắn nhỏ mang 9 đầu đang phùng ra để bảo vệ Đức Phật Thích Ca lúc ngài nhập định liên tục bảy bảy bốn chín ngày dưới gốc bồ đề.
Còn trong Kinh đại bát Niết bàn miêu tả lúc Đức Phật Thích Ca nhập diệt như sau: "Lúc đó, đúng giữa đêm, Đức Như Lai nằm trên giường thất bảo trong rừng Sa la nhập tứ thiền yên lặng mà Niết bàn. Liền đó, bốn cặp cây Sa la: cặp hướng đông, cặp hướng tây, bốn ngọn cây hợp lại thành một tàng, cặp hướng nam, cặp hướng bắc, bốn ngọn cây hợp lại thành một tàng, che giường thất bảo trùm lên thân Như Lai. Những cây Sa la đó, tất cả lá biến thành sắc trắng như bạch hạc, nhánh lá, hoa trái và thân cây thảy đều rụng rớt nứt nẻ, lần lần khô héo gãy rớt. Đồng thời, vô lượng thế giới ở mười phương đều chấn động, vang ra tiếng rằng: “Khổ thay! Khổ thay! Thế giới trống rỗng”. Lại vang ra tiếng buồn than diễn nói nghĩa vô thường, khổ, không”.
Sala đã phủ hoa xuống trắng rừng để cúng dường kim thân Đức Phật lần cuối cùng, kính tiếc giã biệt một bậc Thầy của trời và người. Những cánh hoa trắng bay khắp rừng như cùng diễn nói nghĩa của các pháp vô thường, khổ, không.
Không còn thấy: "Vào mỗi buổi sáng sớm, Người mặc trang phục, khoác áo cà sa, cầm bình bát đi vào thành khất thực. Khi trở về, thọ trai xong, Người tự tay xếp dọn y bát, rửa chân và ngồi lên chiếc bồ đoàn, hai chân xếp chéo, thân ngay thẳng, mắt chăm chú nhìn về phía trước…”.
Với ý nghĩa linh thiêng gắn liền với Đạo Phật nên cây Sala được trồng nhiều trong các đền thờ, chùa lớn ở các nước Phật giáo như Ấn Độ, Thái Lan, Việt Nam... Đến ngắm hoa Sala Phật tử sẽ cảm thấy an lạc, hạnh phúc khó tả...
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận