Cuộc đời truân chuyên của nữ tình báo xuất thân "danh gia vọng tộc" Nguyễn Phúc Ngọc Diệp

Mặc dù có sự nghiệp tình báo vinh quang, nhưng cuộc đời của quận chúa Nguyễn Phúc Ngọc Diệp lại gặp nhiều trắc trở...

Đỗ Thu Nga
08:00 16/07/2021 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

"Bông hồng" trong lòng địch

Bà Đặng Hoàng Ánh (tên khai sinh là Nguyễn Phúc Ngọc Diệp), sinh ngày 28/4/1932 tại Huế trong gia đình danh gia vọng tộc. Theo nhiều ghi chép lịch sử, bà và vua Bảo Đại là họ hàng nên được gọi là quận chúa, sống trong nhung lụa từ nhỏ. 

Bà Nguyễn Phúc Ngọc Diệp từng cho biết, chính tuổi thơ bất hạnh, thời thế loạn lạc đã dẫn lối đưa đường một cô bé 11 tuổi như bà đi theo cách mạng. Mong ước đền nợ nước, trả thù nhà là động lực để bà cố gắng học hỏi, trở thành nhà tình báo xuất sắc, luồn sâu trong lòng địch, thực hiện những trận đánh cảm tử rúng động chính quyền địch. 

Được biết, bà Ngọc Diệp được Xứ ủy Nam Kỳ cử đi học lớp phản gián ở Đông Cao Miên. Đây chính là khóa đào tạo tiền đề để bà trở thành nữ tình báo chiến lược cao cấp của Việt Nam.

Năm 1952, bà về nước bà vào học tại trường Đại học Y Hà Nội. Bà là một sinh viên xuất sắc, giành học bổng sang Pháp du học. Đến tháng 8/1958, bà trở về Việt Nam, móc nối với tổ chức để hoạt động cách mạng. 

cuoc-doi-truan-chuyen-cua-nu-tinh-bao-nguyen-phuc-ngoc-diep-8
Để chọc sâu vào trong lòng địch, bà Ngọc Diệp trở thành con nuôi của Ngô Đình Diệm

Tại Sài Gòn, trong cuộc họp bí mật tổ chức nhận định với văn bằng y danh tiếng, bà cần phải đi xin việc ngay. Đảng, tổ chức cần những người hợp pháp như bà Ngọc Diệp để leo cao, chọc sâu vào trong lòng địch. Tấm bằng y khoa còn là vỏ bọc để bà dễ bề hoạt động ngầm. 

Nhờ thông minh và khả năng ứng biến giỏi, bà Ngọc Diệp không khiến tổ chức thất vọng. Sau một thời gian làm việc, móc nối với quân địch, bà được chúng tin tưởng, từ đó tuồn được nhiều thông tin quan trọng cho cách mạng. Bà là người từng gây chấn động nước Mỹ với trận đánh xóa sổ Đại sứ quán Mỹ, Nha cảnh sát quận I (Sài Gòn) ngày 20/9/1965.

Sau trận đánh bom đại sứ quán Mỹ, bà bị cảnh sát và mật thám đối phương truy nã gắt gao. Bà trốn trong chùa rồi lưu lạc nhiều tháng mới liên lạc được với tổ chức. 

Trong thời gian làm gián điệp, bà Ngọc Diệp còn tiến hành vụ ám sát Tổng thống Nguyễn Văn Thiệu (nhưng không thành). Bà cũng là người xung phong đánh bom cảm tử ở rạp chiếu bóng Ngọc Lan (Đà Lạt) ngày 28/9/1969 khiến hàng trăm sĩ quan Mỹ, và chính quyền Sài Gòn chết và bị thương. Tiếp đó, bà xung phong cùng đội cảm tử sang công tác và chiến đấu tại chiến trường Lào 3 năm.

Cuối tháng 4/1972, bà bí mật về nước cùng một nhóm biệt động thâm nhập vào cứ điểm Đắc Tô - Tân Cảng của chính quyền Sài Gòn. Khi trở về Đà Lạt mua gạo tiếp tế cho Khu 6, bà bị phục kích bị bắt và giam ở Ty an ninh tỉnh Tuyên Đức.

Tại đây, bà bị quân địch tra tấn dã man suốt 6 tháng trời. Sau đó, bà được giải cứu và tiếp tục hoạt động tình báo cho đến ngày giải phóng. Đặc biệt, để phục vụ công việc tình báo, bà liên tục đổi tên Ba Diệp, Cô Tư mắt kiếng, Lâm A Mùi, Hoàng Nga, T2R, TW307… 

Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, theo lời khuyên của nhà tình báo Vũ Ngọc Nhạ, bà đã đổi họ tên mới là Đặng Hoàng Ánh. Với họ tên này, bà đã được Công an tỉnh Lâm Đồng cấp Giấy chứng minh nhân dân số 250272236, ngày 19/10/1984.

Cuộc đời truân chuyên của "bông hồng" tình báo

Thời chiến, bà là 1 chiến sĩ tình báo cấp cao hoạt động lưỡng tuyến trên lằn ranh giữa ta và địch. Bà cũng là một bác sĩ phẫu thuật nổi tiếng từng tốt nghiệp hạng xuất sắc đại học Sorbonne Pari (Pháp) thập kỷ 60, được chính quyền Sài Gòn trọng dụng và Ngô Đình Diệm mến mộ nhận làm con nuôi.

Thời bình, bà là người thẳng thắn, sắc sảo, dám đấu tranh với tiêu cực, được nhân dân và chính quyền cơ sở tin yêu. Thế nhưng, cuộc đời bà lại không hề bình lặng, đó là quãng đời chỉ có sóng gió và những con đường gập ghềnh, đầy góc khuất. Trong những dòng nhật ký được bà chép tay trong suốt hơn nửa cuộc đời có vinh, nhục, ngọt, bùi, đắng, cay... 

cuoc-doi-truan-chuyen-cua-nu-tinh-bao-nguyen-phuc-ngoc-diep
Khi về già, bà Ngọc Diệp sống cùng con nuôi tại Lâm Đồng

Theo báo Dân Việt, trước khi sang Pháp, bà có tình cảm với Trần Văn Phước - tỉnh trưởng tỉnh Vĩnh Long. Người đàn ông này có tri thức, tuổi trẻ, đầy quyền lực. Sau vài lần gặp gỡ, Trần Văn Phước ngỏ lời cầu hôn. Vì quá đường đột nên bà hẹn trả lời sau khi kết thúc khóa học.

Từ Pháp trở về, để tạo vỏ bọc, bà kết hôn với Giáo sư, bác sĩ Đào Tuấn Kiệt - một tri thức yêu nước, hơn bà đến 2 giáp. Theo lời bà kể, phải tốn nhiều thời gian và nỗ lực, hai người vốn không có tình cảm mới chính thức trở thành vợ chồng.

Sau này, gặp lại tỉnh trưởng Trần Văn Phước thì đã kết hôn với người khác. Nhưng cũng nhờ mối duyên lỡ dở mà nhiều lần được ông Phước cứu thoát. 

Không chỉ lận đận tình duyên, bà Ngọc Diệp còn cô đơn khi về già. Bà có con với Đào Tuấn Kiệt nhưng người con gái này đã mất từ nhỏ. Con trai thì được chồng đưa sang Pháp từ bé. Về già bà sống bình dị cùng người con nuôi ở Lâm Đồng.

Xem thêm: Cái chết đầy nghi vấn sau 8 tháng đăng cơ của vị hoàng đế triều Nguyễn

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận