Cùng "thẩm" đề thi văn ĐH ở Trung Quốc: Đúng là cường quốc ngôn tình đến đề thi cũng tinh hoa cỡ này
Kỳ thi Đại học Trung Quốc được đánh giá là kỳ thi vô cùng khó khăn. Và các đề thi của nước này cũng rất sáng tạo, độc đáo, nhất là môn Văn.
Một cuộc điều tra mạng của một trang web ở Trung Quốc cho thấy, tất cả các đề thi văn trên cả nước thì đề thi toàn quốc số 1 và 3 được cho là đơn giản nhất, còn đề thi ở Giang Tô được cho là đề thi khó nhất.
Và hãy cùng xem đề thi văn Trung Quốc năm 2019 rốt cuộc ra sao?
ĐỀ GIANG TÔ
Đề:
Dựa theo tài liệu bên dưới, chọn góc độ, tự nghĩ đề bài, viết bài văn không dưới 800 chữ, không hạn chế thể văn (trừ thơ).
Mỗi vật đều có 1 tính, nước thì nhạt, muối thì mặn. Nước thêm nước vẫn là nước, muối thêm muối vẫn là muối. Chua ngọt cay nhạt mặn, năm vị điều hoà, cùng tồn tại hoà trộn tạo ra trăm ngàn vị khác. Vật đã thế, sự việc cũng thế, con người càng thế.
Cư dân mạng bình luận:
- Đọc còn không hiểu thì viết làm sao?
- Giang Tô chưa bao giờ thay đổi.
- Mỗi năm đề Giang Tô lại khó hơn một chút.
- Đề Giang Tô vẫn trừu tượng và khó hiểu như cũ.
- Không cần viết tiêu đề, nhìn thôi cũng biết đây là Giang Tô.
ĐỀ THI TOÀN QUỐC I
Đề:
“Dân sinh chú trọng cần cù, cần cù không bao giờ thiếu”, lao động là suối nguồn của tiền tài và hạnh phúc. “Thức khuya dậy sớm, vẩy nước quét nhà” yêu lao động là truyền thống ưu tú của đất nước và kéo dài tới ngày nay. Nhưng trong cuộc sống không ít học sinh bỏ qua lao động, không muốn lao động. Có người nói: “Chúng em bận học, chuyện lao động rất tốn thời gian!” Có người nói: “KHKT đã tiến bộ rất nhiều, những chuyện này có thể giao cho người máy giải quyết.” (…) Xã hội cũng xuất hiện hiện tượng không tôn trọng lao động. Nó làm ta phải suy ngẫm lại về xã hội ngày nay
Hãy kết hợp nội dung bên trên, viết một bài diễn thuyết khuyến khích mọi người yêu lao động bắt đầu từ chính mình.
Yêu cầu: Tự nghĩ tiêu đề, dùng góc độ tự do lập ý, không được sao chép dưới bất kì hình thức nào, không được tiết lộ tin tức cá nhân, không được ít hơn 800 chữ.
Cư dân mạng bình luận:
- Rõ ràng là Tết Đoan Ngọ mà lại thành Quốc tế lao động là sao.
ĐỀ THI TOÀN QUỐC II
Đề:
Đọc tài liệu bên dưới, dựa theo yêu cầu viết văn:
- 1919, dân tộc nguy nan, học sinh Trung Quốc khởi động phong trào cách mạng yêu nước phản phong kiến.
- 1949, thanh niên Trung Quốc bắt tay xây dựng đất nước mới.
- 1979, mùa xuân cả khoa học, các học sinh bắt đầu gia nhập tiến trình cải cách đất nước mở ra thời đại mới.
- 2019, bài ca khải hoàn của thanh niên Trung Quốc, thanh niên thời đại mới tiếp bước.
-2049, Trung Hoa thực hiện công cuộc phục hưng vĩ đại, thanh niên Trung Quốc tiếp tục phấn đấu.
Chọn 1 trong những nhiệm vụ sau, dùng thân phận một học sinh tham gia nhiệm vụ đó để sáng tác.
1, 04/05/1919, diễn thuyết ở hội nghị học sinh
2, 01/10/1949, sau khi tham gia diễu hành mừng đất nước thành lập viết thư gửi về nhà.
3, 15/09/1979: Sau khi tham gia lễ khai giảng viết thư cho bạn.
4, 30/04/2019: Sau khi tham gia kỷ niệm 100 năm phong trào Ngũ Tứ, phát biểu cảm nghĩ.
5, 30/09/2049: Viết thư an ủi những nhân vật có công với đất nước trong vòng 100 năm trở lại.
Yêu cầu: Kết hợp tài liệu dùng góc độ tự do lập ý, phù hợp thân phận, bối cảnh, đặc thù văn thể; không được sao chép hay tiết lộ tin tức cá nhân, không được ít hơn 800 chữ.
Cư dân mạng bình luận:
- Đề số 2 dễ viết nhất, đề Giang Tô thì bó tay.
- Cái đề này giết hết đám học sinh khoa tự nhiên.
- Tết Đoan Ngọ viết về quốc tế Lao Động, học nghị luận ba năm viết diễn thuyết, hơi bị choáng.
ĐỀ THI TOÀN QUỐC III
Đề:
Đọc hình bên dưới viết một bài văn không ít hơn 800 chữ
Sau khi nhìn thấy đề này hầu hết các cư dân mạng đều có chung trạng thái: Đã nhìn thấy đề trước cả khi thi mà vẫn không biết viết.
Không ít thí sinh sau khi thi xong cũng than thở: Đêm qua lướt web đã xem trước được đề luôn, nhưng mà đề biết trước còn khó hơn đề không biết.
Bình luận của cư dân mạng:
- Đề toàn quốc III sợ đang viết khóc luôn quá
- Đề toàn quốc III làm tôi nhớ tới mấy câu kinh điển trong lớp: Đi học nhìn chằm chằm thầy cô => “Nhìn tôi làm gì, trên mặt tôi có chữ à?”; Đi học nhìn chằm chằm sách => “Cúi đầu làm gì? Trên sách có đáp án hả?”; Đi học nhìn bảng=> “Nhìn bảng làm gì, đọc sách đi"
ĐỀ THƯỢNG HẢI
Đề: Lắng nghe âm nhạc các nước khác nhau, tiếp xúc với những âm điệu khác nhau, càng thêm cảm nhận được âm nhạc Trung Quốc, càng có ý thức tìm kiếm âm nhạc Trung Quốc.
Câu nói trên đã dẫn dắt mọi người nhìn nhận sự việc thế nào? Trình bày suy nghĩ về câu nói trên.
Yêu cầu: Tự viết tiêu đề, không ít hơn 800 chữ.
Bình luận của cư dân mạng:
- Đọc đề là nghĩ ngay đến Châu Kiệt Luân.
ĐỀ BẮC KINH
Đề:
Chọn một trong hai đề bên dưới, dựa theo yêu cầu làm, không ít hơn 700 chữ. Viết đề lên bài làm.
1, Lấy “Tính dai của văn minh” làm đề bài viết một bài văn nghị luận, có thể từ các vấn đề lịch sử biến thiên, văn hoa tư tưởng, ngôn ngữ văn tự, văn học nghệ thuật để viết.
Yêu cầu: Quan điểm rõ ràng, đủ luận cứ, luận điểm.
2, Lấy “sắc thái năm 2019”, viết bài văn tường thuật.
Yêu cầu: Tư tưởng trong sáng, nội dung phong phú, chứa đựng tình cảm bản thân, sử dụng phương thức kể, miêu tả, trữ tình để viết.
Bình luận về đề Bắc Kinh:
- Dù ít hơn 100 chữ nhưng vẫn không biết viết.
Tôi không biết viết sao luôn, buông tay.
Xem thêm: Nhà thơ và hình tượng văn học: Hiểu điều này chắc chắn viết văn sẽ sâu sắc hơn!
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận