Các tổn thương cơ thể ở người mắc COVID-19 kéo dài

Người mắc COVID-19 kéo dài có thể khiến nhiều cơ quan trong cơ thể bị tổn thương như não bộ, phổi, hệ tuần hoàn, hệ miễn dịch...

Đỗ Thu Nga
10:58 22/02/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Gần đây, rất nhiều nghiên cứu về COVID-19 đa được đưa ra. Từ đó cho thấy, COVID-19 không chỉ lây lan nhanh mà còn gây tổn thương nghiêm trọng đến các hệ cơ quan trong cơ thể nếu tính trạng bệnh kéo dài.

Thông thường, người nhiễm nCoV nặng có thể nằm viện hoặc điều trị máy thở đến khi hết triệu chứng. Tổn thương này bao gồm viêm phổi, nồng độ oxy thấp, viêm nhiễm, thường xuất hiện trong các xét nghiệm chẩn đoán truyền thống.

Trong khi đó, COVID-19 kéo dài là tình trạng mãn tính với nhiều triệu chứng khác nhau, không thể lý giải bằng xét nghiệm thông thường được. Khó khăn trong việc phát hiện và định hình bệnh trạng khiến nhiều bác sĩ bỏ sót, chẩn đoán nhầm cho bệnh nhân, nghĩ rằng đó là triệu chứng do tâm lý.

COVID-19-keo-dai-gay-ton-thuong-nhung-co-quan-nao-trong-co-the-7

Sau quá trình nghiên cứu sâu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện các rối loạn chức năng khắp cơ thể người bị COVID-19 kéo dài. Họ ước tình từ 10% đến 30% người từng là F0 có thể gặp hiện tượng này. Chuyên gia cũng chỉ ra những bộ phận bị tổn thương nhiều nhất hậu COVID-19:

1. Hệ miễn dịch

Người mắc COVID-19 kéo dài bị rối loạn chức năng hệ miễn dịch trong khoảng 8 tháng, có thể dẫn đến chuỗi triệu chứng lặp lại.

Nguyên nhân là do cơ thể đang chiến đấu với tàn dư nCoV. Theo nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Nature Immunology, virus lan rộng trong lần lây nhiễm ban đầu sẽ để lại vật chất di truyền trong mô, ruột, hạch bạch huyết và nhiều nơi khác. Chúng tồn tại một thời gian, có thể là vài tháng.

COVID-19 cũng kích hoạt phản ứng tự miễn kéo dài, gây tổn hại cơ thể. Các nhà khoa học tìm thấy lượng tự kháng thể cao đến đáng ngạc nhiên. Chúng tấn công nhằm vào các mô khỏe mạnh của bệnh nhân sau khi khỏi bệnh.

COVID-19-keo-dai-gay-ton-thuong-nhung-co-quan-nao-trong-co-the-1

Bên cạnh đó, nCoV gây tình trạng viêm mãn tính, kích hoạt lại các virus đã ngủ đông. Một nghiên cứu cho thấy, virus Epstein-Barr ở nhiều người tái hoạt động sau mắc Covid-19. Đây là loại virus lây nhiễm cho hầu hết trẻ sơ sinh, tự bất hoạt khi con người lớn lên.

Tiến sĩ Akiko Iwasaki, chuyên gia miễn dịch học tại Yale cho biết: Việc xác định vấn đề trọng tâm mà bệnh nhân gặp phải rất quan trọng trong quá trình điều trị. Ví dụ, người điều trị bệnh tự miễn hậu COVID-19 nên dùng thuốc ức chế miễn dịch. Các bệnh nhân có nhiều tàn dư virus trong cơ thể được chỉ định dùng thuốc kháng virus.

2. Hệ tuần hoàn

Nhiều bệnh nhân mệt mỏi triền miên, không thể hoạt động thể chất rất lâu sau khi mắc bệnh. Họ tái phát triệu chứng nếu tập thể dục.

Các nhà nghiên cứu, rối loạn chức năng hệ tuần hoàn có thể làm giảm lưu lượng oxy đến mô cơ, hạn chế khả năng hiếu khí, gây mệt mỏi nghiêm trọng.

Nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Chest cho thấy nhiều bệnh nhân COVID-19 kéo dài bị hụt hơi khi đi xe đạp. Dù tim và phổi hoạt động bình thường, cơ bắp chỉ tiếp nhận lượng oxy trung bình từ mạch máu, khiến khả năng vận động giảm rõ rệt.

COVID-19-keo-dai-gay-ton-thuong-nhung-co-quan-nao-trong-co-the-3

Thủ phạm gây ra tình trạng này là chứng viêm mạn tính, gây tổn thương sợi thần kinh kiểm soát tuần hoàn. Các sợi thần kinh bị hư hỏng dẫn đến rối loạn chuyển hóa máu, làm hạn chế chức năng vận động tự nhiên như tim đập, thở, tiêu hóa. Các triệu chứng này thể hiện qua kết quả sinh thiết da.

Theo tiến sĩ David M. Systrom, chuyên gia tại Bệnh viện Phụ nữ và Brigham, người mắc COVID-19 kéo dài thực sự gặp vấn đề thể chất toàn thân, không phải hiện tượng tâm lý thông thường.

Các nhà nghiên cứu tại Nam Phi phát hiện một số vấn đề tuần hoàn khác là "cục máu đông vi thể". Chúng được hình thành trong quá trình nhiễm nCoV cấp tính và vỡ ra một cách tự nhiên, nhưng lưu lịa ở người mắc COVID-19 kéo dài. 

Các cục máu đông có thể làm tắc nghẽn mao mạch nhỏ mang oxy đến khắp các mô cơ. Lượng chất gây viêm cytokine cũng tăng lên, làm tổn thương ty thể cung cấp năng lượng cho tế bào, gây viêm thành mạch máu, hạn chế hấp thụ oxy.

Nồng độ oxy thấp gây tình trạng mệt mỏi nghiêm trọng - triệu chứng phổ biến nhất của COVID-19 kéo dài.

3. Não bộ

Ngay cả những người mắc COVID-19 cũng có thể bị suy giảm nhận thức kéo dài, biểu hiện mất tập trung, suy giảm trí nhớ, khó khăn về ngôn ngữ.

Tiến sĩ Avindra Nath, Giám đốc lâm sàng Viện Rối loạn Thần kinh và Đột quỵ Quốc gia, vấn đề thần kinh hậu COVID-19 có thể dẫn đến "một cuộc khủng hoảng về sức khỏe cộng đồng lớn".

COVID-19-keo-dai-gay-ton-thuong-nhung-co-quan-nao-trong-co-the-8

Các nhà nghiên cứu phát hiện bệnh nhân COVID-19 kéo dài mắc một loạt rối loạn chức năng não. Virus có thể kích hoạt quá mức tế bào miễn dịch microglia, gây ra vấn đề nhận thức tương tự quá trình lão hóa, cơ chế giống với một số bệnh thoái hóa thần kinh.

Nhóm nghiên cứu còn phát hiện, COVID-19 kéo dài làm giảm đáng kể lượng máu đến não, gây ra mệt mỏi mãn tính.

4. Phổi

Triệu chứng phổ biến của người bệnh là hụt hơi, khó thở. Nhưng trong các xét nghiệm thông thường như x-quang lồng ngực, chụp CT và xét nghiệm chức năng, phổi của người bệnh đã trở lại bình thường.

Sử dụng phương pháp chụp cộng hưởng từ (MRI), một nhóm chuyên gia Anh tìm thấy bằng chứng sơ bộ về tổn thương phổi ở nhóm nhóm bệnh nhân Covid-19 không nhập viện. Phim chụp cho thấy phổi các tình nguyện viên hấp thụ oxy kém hiệu quả hơn người khỏe mạnh, ngay cả khi cấu trúc phổi có vẻ bình thường.

(Theo NY Times)

Xem thêm: F0 điều trị tại nhà có được hưởng trợ cấp từ Bảo hiểm xã hội không?

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận