Cổ nhân dặn: Lấy vợ tạm quên chữ sắc, kết bạn tạm quên chữ tài

Lắng nghe lời dạy của cổ nhân về cách lấy vợ và kết bạn sau đây bạn sẽ không còn phải phân vân trong việc nên trao trọn niềm tin của mình cho ai. 

Cổ nhân dặn: Lấy vợ tạm quên chữ sắc, kết bạn tạm quên chữ tài

Lắng nghe lời dạy của cổ nhân về cách lấy vợ và kết bạn sau đây bạn sẽ không còn phải phân vân trong việc nên trao trọn niềm tin của mình cho ai. 

Lấy vợ tạm quên chữ sắc

Cánh đàn ông thường được đánh giá là "háo sắc" vì họ thường ưu tiên chọn những ai xinh, đẹp, có sắc vóc một chút để lấy vợ. Không những thế, cuộc sống hiện đại càng ngày càng đề cao vẻ đẹp bề ngoài đến nỗi các cô gái đua nhau đi phẫu thuật thẩm mỹ như thể nếu ai không "động dao kéo" là lỗi mốt vậy. Khi quá chạy theo "sắc" chúng ta dễ quên mất việc chăm sóc tốt cái nội tại, cái bên trong mình. 

Trong khi đó, cổ nhân đánh giá vẻ đẹp xuất phát ra tự nội tâm mới có thể tạo nên giá trị đích thực của một con người. Họ có góc nhìn khác về việc chọn vợ đó là: “Lấy vợ lấy đức không lấy sắc”. Điều này có nghĩa là khi lấy vợ nhất định phải cẩn thận, dành thời gian để quan sát tinh tường nội hàm của một người chứ không phải chỉ xem qua bề ngoài. Theo đó, họ rất đánh giá cao những người sống có đức hạnh và phẩm cách.

Họ luôn đề cao chuẩn mực đạo đức của người phụ nữ, đó nhất định là người yêu chồng, thương con, biết chăm lo, vun vén gia đình, chú trọng tu dưỡng nội tâm, làm phong phú trí tuệ của bản thân. 

Người phụ nữ như vậy mới có thể trở thành người phụ nữ hiền đức, mang lại vận may cho gia đình chồng. Bởi vậy người xưa có câu: “Lấy được một người vợ hiền như quốc gia có một vị tể tướng”.

Trong đạo Phật, chữ "hiếu" luôn được xem trọng hàng đầu và cổ nhân cũng vậy, họ cũng đánh giá một người phụ nữ tốt chắc chắn phải là người sống hiếu thuận với bố mẹ mình cũng như bố mẹ chồng.

Kết bạn tạm quên chữ tài

Trong việc kết bạn cũng vậy, cổ nhân đánh giá cao phẩm chất, tính cách của một người hơn là tài năng của đối tượng. Việc một người thành công, nhiều tiền chỉ là yếu tố phụ, nhưng một người biết dưỡng tâm thì nhất định nên làm bạn, kết thân. Thế nên cổ nhân mới có câu: "Kết bạn kết tâm chẳng kết tài".

Chuyện xưa kể lại rằng người đàn ông tên Chân Bân có cuộc sống khổ cực, có lần ông dùng một đám gai chuyên dùng để dệt vải làm đồ thế chấp, lấy tiền trang trải cuộc sống. Sau thời gian ngắn, có được tiền ông quay lại chuộc đám gai của mình, khi mang về ông phát hiện có năm lượng vàng được cất giấu trong đó.

Chân Bân nghĩ rằng những đồng vàng tuy có giá trị nhưng không phải là của mình nên ông lập tức mang đi trả cho nơi ông chuộc đám vải về.

Lương Vũ - khi đó là một thường dân nghe câu chuyện của Chân Bân rất ngưỡng mộ người đàn ông tốt bụng, chính trực, không bán rẻ lương tâm chỉ vì những đồng vàng.

Sau khi lên ngôi, Lương Vũ đã ban cho Chân Bân làm chức huyện lệnh vì rất tin tưởng phẩm chất con người ông sẽ không làm việc gàn dở, gây hại cho dân chúng. Theo Hoàng đế Lương Vũ thì một quan huyện, sự chính trực, thận trọng phải được ưu tiên hàng đầu.

Không những thế, Lương Vũ còn xem Chân Bân như một người bạn thân, thường xuyên qua lại thăm hỏi ông trong suốt thời gian trị vì của mình.

Qua việc cổ nhân dạy cách lấy vợ và kết bạn chúng ta có thể thấy họ luôn ưu tiên một người có tư cách, phẩm chất tốt vì của cải vật chất không thể đánh giá đúng một con người. Trong khi đó, nếu may mắn có được người bạn có phẩm chất đạo đức tốt, đáng tin tưởng thì quả đúng là tài sản vô giá trong cuộc đời.

Xem thêm: Cổ nhân nói: Muốn đời hết khổ hãy đoạn tuyệt 3 thói quen này