Đầu thập niên 1990, Afghanistan chìm trong bóng tối của nội chiến, bạo lực. Khi Taliban kiểm soát đất nước, khăn Burqa trở thành vật "bất ly thân" với phụ nữ. Nếu không choàng khăn này ở nơi công cộng, phụ nữ sẽ bị lực lượng "cảnh sát đạo đức" đánh đòn.
Nhưng đến năm 2016, trong số 23 triệu dân số ở Afghanistan, chỉ có 5% phụ nữ có thể đọc và viết. Nhưng Afghanistan không phải lúc nào cũng như vậy. Năm 1940, Afghanistan từng là mảnh đất có nền văn hóa rực rỡ và cơ hội dành cho tất cả mọi người.
Đây là hình ảnh của phụ nữ Afghanistan năm 1940. Họ ăn mặc rất Tây, tự tin khoe dáng, chụp ảnh bên nhau mà không sợ bất cứ đạo luật nào.
Cuộc sống của người dân ở Kabul vào những năm 1950 - 1970 cũng vô cùng hiện đại. Họ tự do đến các nhà hàng cao cấp trò chuyện, ăn uống, bàn bạc công việc. Cơ sở vật chất khi đó khá hiện đại, sang trọng.
Nơi đây có những công trình kiến trúc hiện đại. Khoa học và giáo dục phát triển mạnh, phụ nữ mặc váy, lái ô tô, được nghe nhạc và học đại học.
Những hình ảnh tư liệu cách đây nhiều năm cho thấy, Afghanistan từng phát triển như thế nào trước khi chìm vào bóng tối, bạo lực và chiến tranh như hiện nay.
Cách đây hơn nửa thế kỷ, phụ nữ Afghanistan có thể theo đuổi nghề y. Phụ nữ và đàn ông có thể tới rạp chiếu phim cùng nhau hay gặp nhau ở trường đại học.
Chính phủ vào thời đó cũng thúc đẩy nhiều dự án nhằm cải thiện cơ sở hạ tầng quốc gia. Ví dụ như, ngành cầu đường và xây dựng các nhà máy điện lớn đã phát triển mạnh. Mọi người đều tin rằng giáo dục sẽ đưa một đứa trẻ tới một tương lai tươi sáng.
Xem thêm: Taliban là gì và những thủ lĩnh bí ẩn của Taliban là ai?