Chuyện vị tướng tài của nước Việt hy sinh bởi một cú đâm lén của quân Nguyên

Trong lúc đánh Ô Mã Nhi, vị tướng tài của nước Việt bị quân Nguyên đâm lén từ phía sau vào lưng khiến ông hy sinh trên chiến thuyền ở cửa biển.

Đỗ Thu Nga
14:00 12/03/2022 Đỗ Thu Nga
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Vị tướng hy sinh vì bị quân Nguyên đánh lén là Vũ Hải. Ông sinh năm Giáp Ngọ (1258). Khi hy sinh ông mới 30 tuổi (1288). Vũ Hải sinh cùng năm với Hoàng Thái tử Trần Khẩm, sau lên ngôi là Trần Nhân Tông và Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn. Ông là người trang Du Lễ đời Trần (nay là xã Du Lễ, huyện Kiến Thụy, TP Hải Phòng), là tướng nhà Trần thời kỳ Đại Việt chống quân Mông Nguyên xâm lược.

Họ Vũ của ông gốc từ vùng Phượng Lâu (Việt Trì, Phú Thọ ngày nay). Sau một phần Chi họ Vũ Công từ Bạch Hạc, Việt Trì về định cư ở Du Lễ từ khoảng năm 500 sau Công nguyên, ;úc đó chữ Vũ theo Hán Văn là bộ Chi, chữ Công là bộ Phốc thì cải lược ẩn chữ để viết ra vẫn có nét bộ Phốc trong tên. Cách đặt này vẫn còn nguyên trong Chi Họ Vũ gốc Phượng Lâu đến cuối thế kỷ XIX.

Chuyen-vi-tuong-nuoc-Viet-hy-sinh-vi-bi-quan-Nguyen-dam-len-0

Vũ Hải sinh ra và lớn lên ở miền đất Nghi Dương nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Đây là nơi sản sinh ra những võ tướng lừng danh. Trước Vũ Hải từng có danh tướng Trương Nữu (cùng trang Du Lễ) là người có công phò tá Bố Cái Đại Vương Phùng Hưng chống ách đô hộ của nhà Đường. 

Sau Vũ Hải có Mạc Đăng Dung là danh tướng dẹp loạn cuối thời Lê sơ, đồng thời là vua mở đầu triều Mạc và Vũ Hộ là Tướng quân thời vua Lê Uy Mục (1505 – 1509) đến Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng (1516 – 1527). 

Vũ Hải vốn là người giỏi võ nghệ lại có tài văn chương, có sức khỏe địch nổi muôn người. Năm ông 17 tuổi (1269), ông lên Thăng Long ứng thi đỗ võ tướng, lĩnh chức Đô Chỉ huy Thiên sự (Chức Võ quan dưới Đô chỉ huy đồng trị của Đô ty - Đơn vị quân đội thời nhà Trần).

Khi quân Nguyên Mông kéo sang xâm lược Đại Việt lần thứ nhất, trong trận Tây Kết, tướng quân Vũ Hải được giao chỉ huy một đội Thủy quân Đại Việt chặn đánh thuyền của quân Nhà Nguyên do tướng Toa Đô chỉ huy ở Đại Mang (Đại Hoàng ngã ba Vường trên sông Hồng). Ông đã có công vây hãm đường lương thảo, góp công lớn vào chiến thắng quân Nguyên Mông trong trận Chương Dương – Hàm Tử.

Chuyen-vi-tuong-nuoc-Viet-hy-sinh-vi-bi-quan-Nguyen-dam-len-8

Sau chiến công, ông được phong chức Tả Phó Đô Ngự Sử, Bát Hải Hữu Tướng Quân, chỉ huy hơn 5000 quân thuỷ trấn giữ ở Bình Than. Ông cũng tuyển thêm trai tráng tại quê nhà ở trang Du Lễ giỏi nghề bơi lội luyện thành thủy binh tinh nhuệ.

Vì có công lớn trong trận Chương Dương – Hàm Tử nên ông được phong chức Phó Đô Ngự Sử. Theo lịch sử và thần phả, ông là người có công lớn trong trận Bạch Đằng Giang.

Đến ngày 30 tháng Chạp năm Đinh Hợi, Thái tử nhà Nguyên là A Đài cùng Nguyên soái O Mã Nhi đem 30 vạn quân đánh vào Vạn Kiếp rồi thừa thắng xuôi dòng về phía đông.

Ngày 8/3 năm Mậu Tý (1288), đại quân Nguyên đều hội về sông Bạch Đằng chờ thuyền lương của Trương Văn Hổ, khi nước triều xuống thuyền giặc vướng cọc nghiêng đổ, quân Nhà Trần bắt được Bình chương Nguyên là Áo Lỗ Xích, giặc chết rất nhiều, máu loang đỏ sông.

Ô Mã Nhi quay đội thuyền chiến lại cứu, quân phục của nhà Trần đổ ra đánh quân Nguyên thua trận. Tướng quân Vũ Hải đã thống lĩnh đội chiến thuyền đánh sâu vào đội thuyền thủy quân Nhà Nguyên do Nguyên soái Ô Mã Nhi thống lĩnh.

Chuyen-vi-tuong-nuoc-Viet-hy-sinh-vi-bi-quan-Nguyen-dam-len-5

Trong trận chiến, dù đã bị thương nhiều lần, ông vẫn anh dũng chiến đấu, ông vẫn anh dũng chiến đấu, thậm chí còn nhảy sang Lâu thuyền (thuyền chiến có lầu chỉ huy) trực tiếp giao chiến với Ô Mã Nhi, đánh Ô Mã Nhi bị thương phải nhảy xuống sông trốn chạy. Vì thế, thủy quân Đại Việt đã bắt được Ô Mã Nhi và Tích Lệ Cơ Ngọc của nhà Nguyên.

Trong lúc đánh Ô Mã Nhi, ông cũng bị Nguyên đâm lén từ phía sau vào lưng. Tướng sỹ Đại Việt đã cố cứu chữa nhưng do vết thương quá nặng nên Tướng quân Vũ Hải đã hy sinh trên chiến thuyền ở cửa biển Đại Bàng thuộc xã Bàng La (Đồ Sơn) và thôn Quần Mục (Đại Hợp ngày nay).

Tướng Vũ Hải được Trần Nhân Tông truy phong tước Bát Hải Đại Vương, lập đền thờ tại quê nhà. Tại trang Du Lễ, nhân dân gọi Đền thờ Vũ Hải là Miếu Đông để phân biệt với Miếu Đoài của tướng quân Trương Nữu. Năm 1994, Miếu Đông thờ Thành Hoàng Vũ Hải đã được Nhà nước công nhận là di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia. Hội Lễ hàng năm Bát Hải Đại vương Vũ Hải được các cấp thành phố và trung ương tổ chức theo năm chẵn. Tên ông được đặt cho đường phố Vũ Hải trong trung tâm thành phố Hải Phòng.

Xem thêm: Vì sao quân Nguyên Mông "bất khả chiến bại" lại thua thê thảm trước quân dân nhà Trần?

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận