Sự nghiệp đền nợ nước, báo thù nhà vĩ đại của Nguyễn Trãi - vị quân sư lỗi lạc nhất sử Việt

Ngược dòng thời gian quay về lịch sử, nước Việt chúng ta cũng sở hữu những nhân tài hiếm có khó tìm. Đó là Nguyễn Trãi - vị quân sư lỗi lạc nhất lịch sử Việt Nam.

Sự nghiệp đền nợ nước, báo thù nhà vĩ đại của Nguyễn Trãi - vị quân sư lỗi lạc nhất sử Việt

Ngược dòng thời gian quay về lịch sử, nước Việt chúng ta cũng sở hữu những nhân tài hiếm có khó tìm. Đó là Nguyễn Trãi - vị quân sư lỗi lạc nhất lịch sử Việt Nam.

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là Ức Trai, quê ở huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương sau đó chuyển đến làng Nhị Khê, huyện Thượng Phúc, tỉnh Hà Đông (cũ). 

Ông là con thứ trong gia đình tri thức. Cha là Nguyễn Phi Khanh, mẹ là Trần Thị Thái (con gái Trần Nguyên Đán - quý tộc đời Trần). Mẹ ông không may mất sớm nên phải sống nương nhờ ông ngoại. Đến năm 1390, Trần Nguyên Đán qua đời, Nguyễn Phu Khanh phải vất vả 1 mình nuôi các con ăn học.

Nguyễn Trãi là nhân tài hiếm có khó tìm trong sử Việt. Ông từng được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới" và là 1 trong 14 vị anh hùng tiêu biểu của dân tộc Việt Nam. 

Cuộc đời quân sư của ông phải kể đến những sự kiện sau:

Duyên nợ với non sông

Ông vốn là người ham học, lại được cha là Nguyễn Phi Khanh ra sức kèm cặp theo khuôn khổ Nho giáo Khổng Mạnh nên nhanh chóng tiếp thu được nhiều kiến thức uyên thâm. Năm 1400, nhà Hồ mở khoa thi Nho học, Nguyễn Trãi tham gia và đỗ Thái học sinh rồi sau làm quan cùng cha dưới triều nhà Hồ.

Năm 1407, triều Minh cho quân sang xâm lăng, nhà Hồ kháng chiến thất bại, Hồ Quý Ly cùng nhiều chư thần bị áp giải sang Trung Quốc, trong đó có Nguyễn Phi Khanh. Nguyễn Trãi đi theo khóc đến tận cửa Nam Quang vẫn không chịu về. Khi ấy, cha nói với ông: "Con phải trở về tìm cách cứu cha, rửa thù cho nước nhà chứ đi theo khóc lóc làm gì“.

Nguyễn Trãi từ biệt cha

Nghe cha dặn vậy, Nguyễn Trãi trở về nuôi chí báo thù cho nước nhà đang bị nhà Minh đô hộ. Cuộc đời kẻ nghĩa sĩ trong 1 thập niên sau đó được nói đến với những áng văn về sự phiêu bạt lênh đênh nơi chân trời góc bể.

Phan Huy Chú trong Lịch triều hiến chương loạn chí đã chép về Nguyễn Trãi như sau: Sau khi ra hàng nhà Minh, vua Minh là Trương Phụ muốn trọng người tài nên dụ dỗ0 ông nhưng Nguyễn Trãi không đồng ý, suýt bị chém đồng. Tuy nhiên, ông vẫn may mắn thoát chết vì được Thượng thư Hoàng Phú mến tài.

Nhưng sau đó, ông bị giam lỏng ở Đông Quan. Lòng hận thù nhà Minh thâm độc, muốn tìm vị chân chúa để thờ nhưng chia biết tìm đâu, ông bèn đi trốn. Trong đêm trú ngụ ở quán Trấn Vũ, được Thần báo mộng cho tên họ Lê Thái Tổ, ông lòng vui mừng bèn vào yết kiến Bình Định Vương ở Lỗi Giang xin được góp sức tham gia khởi nghĩa Lam Sơn. Kể từ ấy duyên nợ dân tộc của ông khởi sắc vẹn toàn sau một thập kỷ mong mỏi cháy lòng.

Vị quân sư góp công lớn làm nên chiến thắng của nghĩa quân Lam Sơn

Ra mắt Lê Lợi, Nguyễn Trãi còn trao cho vị thủ lĩnh nghĩa quân bản "Bình Ngô sách". Trong đó Nguyễn Trãi vạch ra ba kế sách đánh quân minh mà chủ yếu là "tâm công", tức là đánh vào lòng người để dễ đến chiến thắng.  Sau khi xem “Bình Ngô sách” , Nguyễn Trãi được Lê Lợi phong cho chức Tuyên phong đại phu – Thừa chỉ Hàn Lâm viện, ngày đêm dự bàn việc quân, trù hoạch mưu lược, viết thư thảo hịch.

Năm 1423, Lê Vận và Lê  Trăn được Bình Định Vương cử sang làm sứ giả, mang lễ vật là 5 đôi ngà voi cùng thư của Nguyễn Trãi đi cầu hòa. Lời lẽ trong thư mềm dẻo, khôn khéo, tổng binh nhà Minh là  Trần Trí chấp thuận ngay. Từ đây, mọi thư từ giao thiệp giữa quân Lam Sơn và quân Minh cũng như văn thư hiểu dụ các thành trì đều do một tay Nguyễn Trãi soạn thảo.

Nguyễn Trãi tìm được con đường đền nợ nước, báo thù nhà

Tranh thủ thời gian hòa hoãn này, Lê Lợi dẫn quân về Lam Sơn, nhanh chóng củng cố lực lượng. 1424, nhà Minh biết rằng không thể chiêu dụ Lam Sơn đầu hàng, bèn bắt giữ sứ giả Lê Trăn, tuyệt giao với Lê Lợi, làm cho cuộc khởi nghĩa bước vào một giai đoạn mới. Sau đó nghĩa quân liên tiếp giành thắng lợi tại Tân Bình, Thuận Hóa, Nghệ An, quân Minh chỉ còn cố thủ chờ cứu viện.

Lúc này, Nguyễn Trãi lại viết thư gửi vào Đông Quan chiêu dụ Vương Thông, gửi đi Nghệ An chiêu dụ Thái Phúc cũng như dụ hàng tướng lĩnh nhà Minh ở Tân Bình, Thuận Hóa và một số thành trì khác. 

Với lời lẽ uyên bác, hợp tình hợp lý đã thành công dụ tướng Việt quay đầu lại với chính gia. Nghĩa quân Lam sơn đại thắng, lấy lại thành Đông Quan, diệt hết quân Minh, Đại Việt nước nhà đầy khí thế, nhà Lê được thành lập từ đó.

Để bố cáo với cả nước về chiến thắng quân Minh, vua Lê giao cho Nguyễn Trãi viết lên Bình ngô đại cáo. Bài viết được người đời ví như tuyên ngôn độc lập thời bấy giờ, làm bàn dân trăm họ Việt hạnh phúc và tự hào vô cùng. Nguyễn Trãi sau đó tâm huyết phục sự triều Lê rồi xin về ở ẩn tại quê hương Chí Linh.

Tìm về với cội nguồn

Nguyễn Trãi sống đời thanh đạm của kẻ Nho gia cùng với cội nguồn tư tưởng của Phật và Đạo ở đất Chí Linh. Chính nơi đây đã giúp ông tạo ra những áng thơ ca hùng vĩ, được ngợi ca ngàn năm. 

Nhưng những năm tháng đó lại gắn liền với vụ án Lệ Chi Viên thảm khốc và oan trái, làm gia đình ông bị chu di tam tộc. Con người trung nghĩa ấy đã phải chôn mình trong cát bụi vì bị khép tội giết vua trong một lần Lê Thái Tông về miền đông đi tuần năm 1442.

Mãi tới 22 năm sau, vào tháng 8 năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã xuống chiếu giải oan cho ông, bãi bỏ lệnh truy sát của triều đình với gia quyến Nguyễn Trãi và ra lệnh bổ dụng con cháu ông làm quan.

Xem thêm: Tướng nhà Minh và lời "sấm truyền" về mệnh đế vương của Lê Lợi: "Ông ấy sẽ là hoàng đế..."