Bộ GD&ĐT lý giải về nghĩa của từ “bắt buộc” trong quyết định đưa tiếng Hàn vào trường học

Thông tin tiếng Hàn trở thành môn học "bắt buộc" đang khiến phụ huynh bất ngờ và vô cùng băn khoăn.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sáng nay các cơ quan báo chí đồng loạt đăng tin, Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Hữu Độ ký quyết định  712/QĐ-BGDĐT ban hành Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức - Ngoại ngữ 1, hệ 10 năm thí điểm. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 9/2/2021. 

Bộ GD&ĐT xác định, tiếng Hàn là Ngoại ngữ 1 được tổ chức giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12. Việc dạy và học môn tiếng Hàn sẽ giúp hình thành, phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Hàn. Bên cạnh đó còn trang bị kiến thức, kỹ năng học ngoại ngữ nói chung, giúp học sinh vận dụng vào làm việc trong tương lai.

Theo Vietnamnet, ở phần đặc điểm của môn học, quyết định nêu "tiếng Hàn - Ngoại ngữ 1 là môn học bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông, giảng dạy từ lớp 3 đến lớp 12". Thông tin này khiến rất nhiều phụ huynh bất ngờ và băn khoăn.

Trao đổi về thắc mắc này, ông Nguyễn Xuân Thành - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học (Bộ GD&ĐT) cho biết: Đây là quyết định về việc thí điểm tiếng Hàn trở thành 1 trong những Ngoại ngữ 1. Còn chương trình tiếng Hàn - Ngoại ngữ 2 đã được Bộ ban hành trước đó.

bo-gd-dt-ly-giai-ve-nghia-cua-tu-bat-buoc-trong-quyet-dinh-712-0

Từ "bắt buộc" được nhắc đến trong quyết định thì theo ông Thành, từ này dùng để giải nghĩa cho cụm "Ngoại ngữ 1". Không có nghĩa tiếng Hàn sẽ trở thành môn học bắt buộc.

"Như vậy, học sinh có thể chọn bất cứ môn học nào trong các môn học thuộc nhóm Ngoại ngữ 1 mà không cứng nhắc bắt buộc phải học tiếng Hàn", ông Thành cho biết.

Cũng theo ông Thành, việc thí điểm ít nhất cũng diễn ra trong vài năm để xem xét, đánh giá tính khả thi, chất lượng của việc dạy học, đào tạo. Sau khi thí điểm mà thấy có nhu cầu và chất lượng thì Bộ sẽ triển khai đưa vào để người dân, người học có thêm các cơ hội lựa chọn. 

Về việc thí điểm theo ông Thành, hiện nay số học sinh theo nhóm ngoại ngữ này trong các trường phổ thông rất ít. Trường hoặc địa phương nào đăng ký thí điểm thì phải đăng ký với Bộ về số lượng học sinh, đảm bảo chất lượng ra sao thì mới bắt đầu dạy.

Cuối cùng ông Thành nhấn mạnh, hiện nay, với quyết định này, những học sinh có sở thích, năng lực đã có thể chọn môn Tiếng Hàn và điểm của môn học này ở kỳ thi tốt nghiệp THPT được bình đẳng và tính là điểm môn Ngoại ngữ. Hiện trường THPT Chuyên Ngoại ngữ, ĐH Quốc gia Hà Nội đang tổ chức dạy học Tiếng Hàn.

Theo thông tin từ Báo Lao Động, Chương trình giáo dục phổ thông môn Tiếng Hàn và Tiếng Đức - Ngoại ngữ 1 vừa ban hành là hệ 10 năm thí điểm.

Theo đó, cần hiểu, "Ngoại ngữ 1" là ngoại ngữ bắt buộc. Quy định của Chương trình giáo dục phổ thông ban hành năm 2006 cho phép học sinh được lựa chọn 1 trong 4 ngoại ngữ là: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc làm ngoại ngữ 1.

Vào năm 2011, Bộ đã bổ sung quy định về tiếng Nhật được dạy và học trong trường THPT như Ngoại ngữ thứ 1 và Ngoại ngữ 2 tùy theo nhu cầu và lựa chọn của các địa phương và trường học.

Sau khi ban hành quyết định 712, với việc ban hành thêm 2 thứ tiếng là tiếng Hàn và tiếng Đức, hiện Ngoại ngữ 1 sẽ có 7 thứ tiếng gồm: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc, Tiếng Nhật, Tiếng Hàn, Tiếng Đức. Các trường sẽ bắt buộc chọn dạy 1 trong 7 thứ tiếng trên.

Còn ngoại ngữ 2 là ngoại ngữ được tự chọn, không bắt buộc, tùy theo nhu cầu của người học và điều kiện dạy học, các trường phổ thông có thể bố trí dạy học đáp ứng nhu cầu của học sinh.

Căn cứ vào ngoại ngữ 1, học sinh có thể chọn 1 trong 7 ngoại ngữ nói trên là ngoại ngữ 2. Ví dụ, học sinh đã học tiếng Anh là ngoại ngữ 1 thì có thể chọn học tiếng Nga hoặc tiếng Pháp hoặc tiếng Nhật hoặc tiếng Trung Quốc hoặc tiếng Hàn hoặc tiếng Đức như ngoại ngữ 2.

Vì sao tiếng Hàn thành môn học "bắt buộc"?

Bình luận
Mới nhất
Vui lòng để bình luận.

Đọc thêm

Từ một người phụ nữ nghèo gốc Phi bất chấp mọi bất công trong xã hội, Sarah Breedlove gây dựng cơ nghiệp và được ghi danh vào Sách Kỷ lục Guinness Thế Giới với tư cách "nữ triệu phú tự thân đầu tiên ở Mỹ".

Chuyện về cuộc đời 'nữ triệu phú tự thân đầu tiên ở Mỹ' - nguồn cảm hứng vô tận cho ai đang cảm thấy 'cuộc sống bất công'
0 Bình luận

Hãy dành thời gian để nói thật nhiều lời cảm ơn và đừng bao giờ tiết kiệm lời cảm ơn!

Tiết kiệm cái gì cũng được nhưng đừng tiết kiệm lời cảm ơn!
0 Bình luận

NSND TRần Hạnh qua đời lúc 2h50 ngày 4/3 trong vòng tay của con, cháu, hưởng thọ 93 tuổi. 

Nhìn lại cuộc đời và sự nghiệp của NSND Trần Hạnh: Từ anh chàng đóng giày đến 'ông già đau khổ, thiện lương của màn ảnh Việt'
0 Bình luận

PC Right 1 GIF

Bài mới

Vinmec ghép gan thành công cho bệnh nhi 8 tháng tuổi

Vinmec vừa thực hiện thành công ca ghép gan đặc biệt cho bệnh nhi N.L.T 8 tháng tuổi, chỉ nặng 6.5kg từ nguồn tạng hiến của bệnh nhân chết não.

Đăng Dương
Đăng Dương 5 phút trước
Người đàn ông Hà Nội đánh rơi 500 triệu đồng vui mừng được nhận lại

Đánh rơi chiếc ví da cùng số tiền mặt gần 500 triệu đồng, anh Nguyễn Thanh Bách (Hà Nội) xúc động, vui mừng khi nhận lại số tài sản lớn và giấy tờ tùy thân nhờ vào hành động tử tế của một quản lý nhà hàng tại Hòa Bình.

Thanh Tú
Thanh Tú 5 giờ trước
Hai cha con đoàn tụ đúng ngày đất nước thống nhất sau 57 năm thất lạc

Sau 57 năm thất lạc, hai cha con ông Chu Nghiêm (84 tuổi, trú P.Tương Mai, Q.Hoàng Mai, Hà Nội) đã được đoàn tụ vào đúng ngày 30/4.

Hải An
Hải An 6 ngày trước
''Vua dầu mỏ'' Rockefeller dạy con 5 điều: Toàn những thứ đơn giản mà giúp gia tộc bền vững trăm năm

Tư duy dạy con "vua dầu mỏ" Rockefeller không có gì quá vĩ mô nhưng lại khiến nhiều người phải suy ngẫm và điều chỉnh lại cách giáo dục con cái của mình.

Đáng giá hơn bạc vàng, 4 câu nói này của cha mẹ sẽ giúp con trưởng thành tự tin, giàu có, hiếu thảo

Đứa trẻ càng cảm nhận được nhiều "tình yêu" từ cha mẹ và người thân thì chiếc dây diều "tình yêu" càng vững chắc.

Nghịch lý từ Harvard: Cha mẹ càng hay sửa sai, IQ con cái càng giảm rõ rệt

Nghiên cứu của Harvard chỉ ra, cha mẹ càng hay sửa sai, chỉ số thông minh của con càng giảm. Đây là hồi chuông cảnh báo thức tỉnh cha mẹ trong cách giáo dục con.

Công ty Hoàng Long với 20 năm cung cấp thông tin minh bạch

Theo một khảo sát gần đây tại các thành phố lớn, có đến 67% người tham gia thừa nhận từng rơi vào trạng thái nghi ngờ, lo lắng vì những dấu hiệu bất thường trong mối quan hệ cá nhân hoặc công việc – nhưng không biết nên chia sẻ với ai, hoặc tìm lời khuyên từ đâu. Đó cũng là lý do mà trong vài năm trở lại đây, nhu cầu tìm đến các văn phòng hỗ trợ tìm kiếm, xác minh thông tin tại Công ty Hoàng Long ngày càng tăng lên.

Ơn người đưa đò – Câu chuyện nhân văn xúc động

Câu chuyện về Khôi và cô Hạnh không chỉ là câu chuyện của một học trò thành đạt biết ơn thầy cô, mà còn là bài học lớn về ơn nghĩa ở đời.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng – Một đời tài hoa nhưng duyên tình lận đận

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trọng không chỉ được biết đến bởi sự nghiệp, tài hoa, công việc kinh doanh rực rỡ mà còn bởi những mối tình trắc trở trong đời. Dẫu vậy, ông vẫn luôn tin yêu cuộc đời, sống viên mãn bên người vợ kém 53 tuổi và chứng minh tình yêu cổ tích trên đời là có thật.

Tình anh em – Câu chuyện nhân văn cảm động

Qua câu chuyện của bố và chú tôi nhận ra rằng, chỉ cần mình đặt cái tôi xuống một chút thì mọi tổn thương trong các mối quan hệ đều được chữa lành và tình anh em cũng thế.

Trưởng công an xã xây nhà cho dân bằng tiền tiết kiệm

Thương cho cảnh khó khăn của bốn bà cháu phải sống trong căn nhà dột nát, trưởng công an xã Ia Mrơn, huyện Ia Pa, Gia Lai đã tự bỏ 60 triệu tiền tiết kiệm để hỗ trợ.

Thắng đời 2 - 0: Jenny Huỳnh vừa đỗ đại học top 1 nước Mỹ, vừa đỗ đại học top 1 Trung Quốc 

Jenny Huỳnh vừa trở thành sinh viên trao đổi tại ĐH Bắc Kinh sau 2 năm theo học tại  Đại học Stanford, ngôi trường xếp hạng 6 thế giới (theo xếp hạng của QS World University Ranking 2025).

PC Right 1 GIF
Đề xuất