BH Media là đơn vị nào, hoạt động trong lĩnh vực gì?
BH Media là đơn vị đang bị Chương trình Chuyển động 24h lên án về việc sở hữu bản quyền ca khúc Tiến Quân Ca, hay thậm chí cả video Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
BH Media là đơn vị nào?
Theo chia sẻ trên website bhmedia.vn, BH Media là có tên đầy đủ là Công ty Cổ phần thương mại và dịch vụ truyền thông Bihaco. Công ty có địa chỉ tại ngõ 80 mới (132 cũ) Trung Kính, Yên Hòa, Cầu Giấy, Hà Nội.
Cũng theo dòng giới thiệu trên website bhmedia.vn, HB Media là 1 trong những đơn vị dẫn đầu trong công nghiệp nội dung số tại Việt Nam. Nắm trong tay những công nghệ ưu việt và tiên tiến, công ty tạo ra những dịch vụ nội dung được hàng triệu người trong và ngoài nước tin dùng.
Phía công ty cũng giới thiệu: "BH Media Corp cũng là Tổng Đại lý duy nhất khai thác các giá trị gia tăng trên trang tin nhanh Vietbao.vn. Các sản phẩm công nghệ của BH Media hiện được triển khai và áp dụng thành công ở một số nước tiên tiến trên thế giới như Mỹ, Nhật, Đức, Pháp… BH Media Corp hiện có trụ sở chính tại Hà Nội và Chi nhánh ở Mỹ, Úc,...".
"Từ khi thành lập và hoạt động đến nay, công ty đã thu hút được những chuyên gia lập trình giàu kinh nghiệm, tạo dựng nên đội ngũ biên tập đông đảo đầy nhiệt huyết, bô phận kinh doanh năng động và những "chuyên viên" nghiên cứu phát triển sản phẩm mang tầm vóc quốc tế", trích giới thiệu từ website của công ty BH Media.
BH Media và sự việc "đánh gậy bản quyền" bài Giấc mơ trưa
Cách đây ít ngày, nhạc sĩ Giáng Son bức xúc khi bị công ty BH Media "đánh gậy bản quyền" ca khúc "Giấc mơ trưa". Cụ thể, video ca khúc do cô sáng tác, sản xuất nằm trong album "Giáng Son" (2007) khi đăng lên kênh Youtube của mình đã bị đánh bản quyền bởi BH Media.
Liên quan đến câu chuyện này, ngày 27/10 tại Hà Nội, công ty BH Media đã tổ chức họp báo về "Bản quyền âm nhạc trên môi trường số". Trong đó có đề cập đến vụ việc của nhạc sĩ Giáng Son bị "đánh gậy bản quyền" trên nền tảng Youtube.
Phía BH Media khẳn định, việc đánh bản quyền trên Youtube chỉ là nhầm lẫn. BH Media hiện là đợn vị đăng ký quyền sở hữu ca khúc "Giấc mơ trưa" do nghệ sĩ Dương Thùy Anh thể hiện trên Youtube. Khi phát hiện bài hát của Giáng Son đăng tải, cơ chế quét tự động của Youtube sẽ so sánh, đối chiếu và tự động gửi "thống báo xác nhận bản quyền" tới nhạc sĩ Giáng Son.
Thông báo này nhằm mục đích để chủ sở hữu các bản ghi đối soát bản quyền với nhau và không làm ảnh hưởng đến quyền tăng tải bản ghi của Giáng Son. Chỉ cần nhạc sĩ Giáng Son làm thao tác phản hồi, chủ sở hữu ghi sẽ xác minh và gỡ xác nhận bản quyền khỏi video. Do đó, vụ việc ồn ào là do nhạc sĩ Giáng Son hiểu lầm về bản quyền trên Youtube.
Đại diện BH Media khẳng định: "Ngay khi biết thông tin nhạc sĩ Giáng Son phản hồi về vụ việc trên Facebook, BH Media đã liên hệ với nhạc sĩ Giáng Son để làm việc cụ thể nhưng nhạc sĩ đã ủy quyền cho Trung tâm Bảo vệ Quyền Tác giả Âm nhạc Việt Nam (VCPMC) để xử lý. Hiện tại, chúng tôi vẫn chưa nhận được liên hệ từ phía bên VCPMC.
Cũng ngay sau khi sự việc xảy ra, BH Media đã "nhả" bản quyền bài hát cho nhạc sĩ Giáng Son. Bản ghi chúng tôi sở hữu là bản ghi do bên Hồ Gươm Audio Video cung cấp, không phải bản ghi của nhạc sĩ Giáng Son”.
Song nhạc sĩ Giáng Son cho rằng, cô không ký độc quyền ca khúc này cho bất kỳ bên nào, cũng không ký với Hồ Gươm Audio Video và BH Media nên việc cô bị đánh bản quyền là điều vô lý. Bản thân nghệ sĩ Dương Thùy Anh cũng không biết việc Hồ Gươm bán quyền khai thác tác phẩm cho BH Media.
Phía BH Media trả lời, họ chỉ ký kết với Hồ Gươm Audio Video để khai thác các bản ghi trên môi trường nhạc số, không liên quan đến việc tranh chấp bản quyền. “Chúng tôi làm việc có đầy đủ hợp đồng, giấy phép khai thác ký giữa BH Media và Hồ Gươm. Còn nếu giữa Hồ Gươm và các nhạc sĩ, nghệ sĩ có sự vướng mắc về bản quyền thì giữa các bên phải tự giải quyết với nhau”.
Trong họp báo không có đại diện của phía nhạc sĩ Giáng Son, nghệ sĩ Dương Thùy Anh, Hồ Gươm Audio Video hay VCPMC nên không có sự trao đổi cũng như làm rõ nhiều vấn đề khác vẫn còn vướng mắc về vụ việc. Trong đó có việc, Hồ Gươm Audio Video có những quyền gì với ca khúc "Giấc mơ trưa" của Dương Thùy Anh? Hồ Gươm có quyền bán tác phẩm cho một bên khác khai thác mà không thông báo cho nghệ sĩ và nhạc sĩ hay không? Khi Hồ Gươm bán bản quyền cho BH Media, ca sĩ, nhạc sĩ có được chia phần trăm hay hưởng lợi nhuận gì hay không? Việc Hồ Gươm bán "đổ đống" cho BH Media hàng nghìn bài hát liệu đã xin phép từng chủ sở hữu cụ thể hay không?
Về tiền tác quyền, theo BH Media, Youtube đã ghi nhận quyền tác giả của nhạc sĩ Giáng Son trong bản ghi âm “Giấc mơ trưa” của nghệ sĩ Dương Thùy Anh và Youtube sẽ trả phí tác quyền về cho VCPMC - đơn vị được nhạc sĩ Giáng Son ủy quyền. Do không có mặt của nhạc sĩ Giáng Son hay đại diện VCPMC nên không thể biết số tiền này bắt đầu được tính cho nhạc sĩ Giáng Son từ bao giờ và VCPMC có thu được khoản tiền này hay không?
Bản thân BH Media, khi ký mua hàng nghìn bài hát với Hồ Gươm cũng không kiểm tra chặt chẽ về vấn đề bản quyền, dẫn đến xảy ra vụ việc hàng loạt nhạc sĩ lên tiếng tố cáo trong ngỡ ngàng vì không bán cho BH Media, nhưng lại bị BH Media cảnh báo bản quyền.
Chuyển độ 24h lên án BH Media
Mới đây, trong chương trình Chuyển động 24h, VTV đã lên án việc BH Media xác nhận sở hữu bản quyền ca khúc Tiến Quân Ca - Quốc ca do nhạc sĩ Văn Cao hiến tặng cho nhân dân và Tổ quốc. Sự việc này đã dấy lên nhiều bức xúc khi video Quốc tang của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát sóng trên VTV1 cũng đa xbij HB Media nhận sở hữu bản quyền. Thậm chí video Quốc tang của đồng chí Tổng bí Thư Lê Khả Phiêu cũng do HB Media sở hữu bản quyền.
Ngoài ra, một số tác phẩm dân gian như Quan Họ Bắc Ninh Giã Bạn hay vở cải lương Tiếng Trống Mê Linh, Nửa Đời Hương Phấn cũng được diễn viên Gia Bảo thể hiện sự bức xúc khi đây là tác phẩm do dòng tộc của anh đặt hàng sáng tác và hiện cho phát miễn phí trên YouTube. Nhưng sau nhiều năm đột nhiên bị BH Media báo cáo vi phạm bản quyền. Dù sau đó, phía BH Media đã gỡ báo cáo vi phạm nhưng việc ngang nhiên nắm giữ quyền của đơn vị này đã dấy lên nhiều tranh cãi.
Nhạc sĩ Nguyễn Minh Cường cũng có chia sẻ về sự việc này như sau: "Khi có bất kỳ bản ghi nào đó ra đời thì người chủ sở hữu sẽ đăng ký với công ty chủ của Facebook và Youtube rằng tôi đang sở hữu 1 bài hát này và tôi muốn đăng ký content ID là 1 dãy số để tôi có thể dựa vào dãy số này dùng những thuật toán, tool để truy quét những sai phạm về vấn đề bản quyền".
Tuy nhiên chính sách này cũng nêu rõ: Bạn chỉ được tạo tài sản cho những mục mà bạn sở hữu quyền, chẳng hạn như hãng nhạc không được tạo tài sản Phần sở hữu trong bản sáng tác khi không có hợp đồng thích hợp và nhà xuất bản âm nhạc không được tạo tài sản Bản ghi âm thanh".
Trên trang cá nhân, anh cũng khẳng định ca khúc Tiến Quân Ca chỉ có đơn vị duy nhất có thể sở hữu bản quyền ca khúc này đó là Chính phủ.
(T/h Website bhmedia.vn, Chuyển đông 24h, Doanh nghiệp & Tiếp thị, Báo Giao thông, VOV)
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận