Vị tỷ phú hào phóng từ thiện nhưng từ chối tăng lương nhân viên: Dân tình biết lý do thì gật gù tán thành

Vị tỷ phú này tuy rất hào phòng làm từ thiện, nhưng lại quyết không tăng lương nhân viên khiến nhiều người chú ý. 

Vị tỷ phú hào phóng từ thiện nhưng từ chối tăng lương nhân viên: Dân tình biết lý do thì gật gù tán thành

Vị tỷ phú này tuy rất hào phòng làm từ thiện, nhưng lại quyết không tăng lương nhân viên khiến nhiều người chú ý. 

Cao Dewwang là một vị tỷ phú nổi tiếng nhờ làm giàu từ bàn tay trắng và rất hào phóng từ thiện. Vừa qua, CEO của  Fuyao Glass - công ty sản xuất đồ thủy tinh lớn nhất thế giới, đã quyên góp 8 tỷ NDT (tương đương 26,5 tỷ đồng) cho một tổ chức từ thiện.

Vốn dĩ là việc làm tử tế, nhưng không ngờ nhiều người lại tỏ ra không hài lòng, đơn cử nhân viên trong tập đoàn. Họ nói: "Cao Dewang đã quyên góp số tiền lớn như vậy cho xã hội nhưng lại không sẵn sàng tăng lương cho nhân viên, làm như vậy là không phù hợp. Bởi vì nhân viên là nền tảng tạo ra của cải cho công ty, nếu không tăng lương cho nhân viên thì mọi người sẽ không thể làm việc năng suất, liệu công ty đó sẽ phát triển như thế nào trong tương lai?".

Một vị tỷ phú khác là Vương Kiện Lâm cũng đồng tình với ý kiến này. Trong một phát biểu gần đây, ông nói: "Một số người làm ăn không tốt, trả lương cho nhân viên không thích đáng, nhưng họ luôn thích 'phông bạt' đi làm từ thiện bên ngoài, nếu thực sự có khả năng quyên góp tiền cho xã hội thì trước tiên hãy tăng lương cho nhân viên". Phát ngôn của ông không nhắm cụ thể vào một cá nhân nào và có thể ông cũng chưa nắm rõ thông tin về nguồn lực, các kế hoạch phát triển bên trong của các công ty ra sao.

Trước sự ngờ vực của nhiều người về việc từ thiện của mình, Cao Dewang đã lên tiếng giải thích. Ông đã nêu ra 2 lý do như sau:

Dễ làm tăng chi phí sản xuất

Theo vị tỷ phú này, nếu tăng lương cho người lao động lên quá cao sẽ làm tăng chi phí sản xuất của doanh nghiệp, từ đó đẩy giá thành sản phẩm lên cao. Kéo theo đó, khả năng cạnh tranh của sản phẩm sẽ giảm đi rất nhiều. Hơn nữa, nếu giá nhân công vẫn ở mức cao qua từng năm, sẽ không có lợi cho sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp.

Chung quy lại, những vấn đề đó đều dẫn đến sự bất ổn định của doanh nghiệp trong dài hạn và điều đó lại ảnh hưởng trực tiếp đến tính ổn định việc làm của các nhân viên.

Mức lương ở công ty đã cao hơn mặt bằng chung

Được biết, mức lương trung bình của nhân viên tại Fuyao Glass là 7.450 NDT/tháng (khoảng 24 triệu VNĐ). Theo Cao Dewang, đây là con số khá cao so với mặt bằng chung các doanh nghiệp cùng ngành.

Nếu Fuyao tăng lương cho nhân viên, đương nhiên mức lương sẽ còn vượt rất xa nhiều doanh nghiệp khác. Và sau đó, nhân viên từ các bên đó sẽ đổ xô đến đây để xin việc.

Việc này dẫn đến hai hệ lụy, một là các doanh nghiệp để giữ chân nhân viên nên phải tăng lương, khiến chi phí sản xuất của toàn ngành sẽ tăng mạnh, thị trường biến động. Còn nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ thua lỗ do không cáng đáng được mức tăng; hai là chính nhân viên tại Fuyao Glass cũng có nguy cơ mất việc cao hơn do phải cạnh tranh khốc liệt với những người còn lại để bảo vệ vị trí của mình.

Cao Dewang và nhiều doanh nhân có trình độ khác hiểu rằng, để việc kinh doanh được lớn mạnh, tồn tại trong lâu dài thì phải cân bằng được giữa lợi nhuận, người lao động và trách nhiệm xã hội. Cũng không thể gánh trách nhiệm xã hội quá mức mà bỏ qua lợi ích của người lao động, nhưng cũng không thể vì lợi ích doanh nghiệp mà ngó lơ các vấn đề như bảo vệ môi trường hay nuôi dưỡng con người, đã có không ít doanh nghiệp phải lụi tàn vì mắc phải lỗi sai nghiêm trọng này.

Dù là quyên góp từ thiện hay tăng lương cho nhân viên thì cũng đều có một tiêu chuẩn, mức độ nhất định. Điều này không chỉ có thể để lại danh tiếng tốt với người trong ngành, với xã hội mà còn khiến phần lớn nhân viên cảm thấy hài lòng. 

Theo Nhịp sống thị trường

Xem thêm: Vợ chồng thức thời thay đổi phương thức bán gạo truyền thống, nay kiếm bộn tiền và trở thành tỷ phú