Ấn Độ giữa "địa ngục" COVID-19: Rùng mình với tục thiêu thi thể, thả trôi trên sông Hằng
Với người Ấn Độ theo đạo Hindu, tục thiêu thi thể, thả trôi trên sông Hằng là một phần không thể tách rời trong văn hóa cũng như cuộc đời của họ.
Suốt nhiều đời nay, đối với những cư dân theo đạo Hindu tại Ấn Độ, sông Hằng được coi là dòng sông thiêng, là nơi không chỉ để gột rửa tội lỗi, tâm hồn và mà là "thiên đàng" cho linh hồn. Sông Hằng còn được gọi là "Đức Mẹ sông Hằng", là nơi được hàng tỷ tín đồ Hindu tôn thờ, cung cấp nước cho 400 triệu dân.
Với họ, tục đốt xác, thả trôi trên sông Hằng đã trở thành một phần không thể tách rời trong văn hóa cũng như cuộc đời của các tín đồ. Cũng vì thế, dòng sông này đang trở nên "hấp hối" vì ô nhiễm khủng khiếp, đặc biệt là khi Ấn Độ đang bùng phát làm sóng COVID-19 thứ hai.
Theo lệ, để linh hồn người chết được thiên đàng, người thân sẽ đưa xác họ tới sông và bắt đầu tiến hành nghi lễ cải táng. Họ dùng nước sông Hằng để tắm cho xác, rồi mặc lên các thi hài này những bộ quần áo màu trắng hoặc vàng.
Sau khi chuẩn bị xong, họ sắp xếp đưa xác lên giàu thiêu bằng củi. Nếu đó là người đàn ông, họ đặt xác ngửa mặt lên trời, còn nếu đó là phụ nữ, họ đặt nằm úp trên giàn thiêu. Người châm lửa trong tục đốt xác cho nghi lễ này phải là một người đàn ông cao tuổi, có uy quyền trong gia đình.
Đặc biệt, phụ nữ không được tham gia vào quá trình này, để tránh họ rơi những giọt nước mắt thương cảm. Họ quan niệm, nước mắt rơi làm linh hồn người quá cố vấn vương, khó mà rời xa trần thế để siêu thoát. Trong quá trình hỏa thiêu, các thầy tu sẽ đồ màu vàng và làm lễ cầu nguyện, mong cho linh hồn người chết mau rời bỏ thân thể trần tục mà về miền cực lạc.
Thông thường, người ta phải mất từ 4-5 tiếng đồng hồ để hỏa táng hoàn toàn. Tại đây sẽ luôn có một đội thiêu xác túc trực, chịu trách nhiệm giữ cho ngọn lửa thiêu cháy đều và rực nhất. Họ sẽ sử dụng loại gỗ trầm hoặc đàn hương có mùi thơm đặc biệt khi đốt.
Nhiều người tin rằng, khi tiến hành đốt xác, nếu hộp sọ thi thể nổ tung, thì đó là điềm may mắn cho những người đang sống. Ngay cả khi hộp sọ không nổ, họ cũng tìm cách đập vỡ hộp sọ để mang lại may mắn cho gia đình người quá cố.
Với người dân ở Ấn Độ, việc bắt gặp những xác chết nổi trên sông là điều vô cùng quen thuộc. Đó là bởi sau khi kết thúc nghi lễ hỏa thiêu, tất cả tro cốt, quần áo của người chết sẽ được đổ xuống sông Hằng. Do giá thành củi đốt ngày một cao, nhiều gia đình nghèo không kham nổi nghi thức hỏa thiêu này, họ đã quấn sơ sài thi thể người chết, rồi cứ thế thả về "sông mẹ".
Cũng chính vì điều này, sông Hằng đang bị ô nhiễm ở mức báo động, bất chất nỗ lực của chính phủ. Con sông trải dài hơn 2.500 km qua vùng đồng bằng đông dân cư ở phía bắc Ấn Độ đang bị "bức tử" mỗi ngày, không chỉ bởi thói quen sinh hoạt và tục lệ của người dân mà còn bởi chất thải công nghiệp. Các thành phố và khu công nghiệp phát triển mạnh mẽ, khiến tài nguyên kiệt quệ, dòng nước nguyên sơ xưa kia chỉ còn trong ký ức.
Hiện tại, Ấn Độ đang phải chịu một cơn "sóng thần" dịch bệnh không thể tồi tệ hơn. Vào sáng ngày 26/4, Ấn Độ ghi nhận 350.000 ca nhiễm trong vòng 24h, tổng số ca nhiễm là 17.306.300 người, trong đó có gần 200.000 người tử vong. Điều này khiến hệ thống y tế của Ấn Độ rơi vào tình trạng quá tải, bệnh nhân chật vật để có giường bệnh cũng đối mặt với nguy cơ cạn kiệt oxy.
Không dừng lại ở đó, các thi thể người chết đang ngày một chồng chất, số người chết ngày một tăng. Các lò hỏa táng ở nơi đây đang chịu sự quá tải, tan dần vì sức lửa sau nhiều ngày hoạt động không ngừng nghỉ. Đặc biệt tại thủ đô New Delhi, các lò hỏa táng phải xếp các giàn thiêu gần như sát cạnh nhau và hoạt động liên tục từ sáng sớm tới đêm.
Ấn Độ giữa "địa ngục" COVID-19: Vượt kỷ lục kinh hoàng 350.000 ca nhiễm trong 24 giờ
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận