Tào khê là gì?

Tào khê hay Tào khê thủy là từ chỉ dòng suối trí tuệ Phật giáo, liên quan đến đại sư Huệ Năng.

Tào khê là gì?

Tào khê hay Tào khê thủy là từ chỉ dòng suối trí tuệ Phật giáo, liên quan đến đại sư Huệ Năng.

Tào khê là gì?

Tào khê hay Tào khê thủy (曹溪水) là từ chỉ dòng suối trí tuệ Phật giáo, ngoài ra còn là từ liên quan đến đại sư Huệ Năng (638-713), được dùng để ám chỉ Lục tổ Huệ Năng. 

Tào khê ám chỉ một dòng sông/dòng suối ở Thiều Châu (nay là huyện Thúc Giang (Khúc Giang) thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc), bắt nguồn từ đỉnh Cẩu Nhĩ, chảy về phía tây hợp với sông Trăn. Dòng sông này chảy qua ngôi mộ của Tào hầu nên cũng được gọi là Tào hầu khê. Nơi đây cũng từng là đạo tràng lớn của Đại sư Huệ Năng. "Tào Khê chính là thắng cảnh gắn liền với danh lam, là thiền cảnh... nói đến Tào Khê là nói đến cảnh Phật, pháp Phật..."

Tào khê ám chỉ một dòng sông/suối ở Thiều Châu (nay là huyện Thúc Giang (Khúc Giang) thuộc tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc).

Lịch sử ra đời của Tào Khê

Vào niên hiệu Thiên giám năm đầu (502) đời Lương, có ngài tên Trí Dực, người Thiên Trúc, khi đến cửa sông Tào thì dừng lại, uống nước ở sông này, thấy nước sông ngọt diệu, khi tới thượng nguồn thì thấy cảnh sơn thanh thủy tú. Sau đó, biết nơi đây là thắng địa, ngài khuyến khích dân làng xây chùa, thấy vùng đất này giống núi Bảo Lâm bên Thiên Trúc nên đã đặt tên chùa là Bảo Lâm. Ngài Trí cũng được dự báo rằng, khoảng 170 năm sau sẽ xuất hiện một vị nhục thân Bồ tát, tới đây khai diễn pháp môn, người đắc đạo sẽ rất đông.

Lục tổ Tuệ Năng (còn gọi là Lục tổ Huệ Năng).

Đến mùa xuân năm Nghi Phụng thứ hai (677) đời Đường, khi đắc pháp và nhận lãnh y bát từ tổ Hoằng Nhẫn, Lục tổ Tuệ Năng (còn gọi là Lục tổ Huệ Năng) vẫn còn là cư sĩ, do đó ngài trở về quê nhà ẩn tu. Sau đó, Lục tổ tới gặp ngài Ấn Tông xin cạo tóc, thụ giới Cụ Túc rồi tới chùa Bảo Lâm (còn gọi là chùa Nam Hoa) mở mang Phật pháp, lưu trú hoàng pháp 37 năm, người đời gọi là Tào Khê pháp môn. Kể từ đó, Tào khê và chùa Nam Hoa trở thành Tổ đình của Thiền phái Nam Tông, học chúng xuôi về đông, người liễu ngộ càng nhiều, mạch nguồn Tào Khê từ ấy vẫn luôn chảy không ngừng.

Tào khê cũng là từ chỉ Lục tổ Tuệ Năng, ngài Tuệ Năng tới chùa Bảo Lâm làm trung tâm triển khai Phật pháp, do đó người đời cũng tôn xưng ngài là Tào Khê cổ Phật, Tào Khê cao tổ. Dòng thiền phương Bắc lấy Lục Tổ là cội nguồn, sử gọi Nam tông (南宗); chủ trương là "không câu nệ hình thức, không bám víu khái niệm, không chú trọng ngồi thiền, chỉ cần tâm trực giác đốn ngộ, tức tâm tức Phật thì có thể thành Phật".

Theo cội nguồn xa xưa, rằng Đức Thích Tôn sau khi dẹp trừ ma quân (tức ác ma, tiếng Phạn là Màra) thì đạt Đại giác ngộ dưới cội bồ đề ở đất liền bên dòng sông Ni liên thiền vào lúc sao mai vừa mọc, khoảng 1000 năm sau đó có Huệ Năng "đốn ngộ thành Phật" dưới dòng suối Tào Khê. 

Tương truyền rằng, Lục tổ từng tắm gội thân thể dưới dòng suối này, tới đêm nọ thì đốn ngộ Phật lý, từ đó Tào Khê trở thành thánh thủy muôn thưở. Ven triền Nam Hoa thiền tự có thánh thủy chảy suốt cả ngàn năm, nước mát rượi trong xanh tựa ngọc bích, thanh thủy róc rách, người tu hành tập thiền quán dễ hoát nhiên khai ngộ, bởi bậy nên dân gian còn gọi là Suối trí tuệ (开悟泉) hay Suối khai ngộ (智慧泉).

Từ khi lập ra phả mạch Tào Khê tới nay, hương khói Tào khê vẫn ướm thịnh, là nơi quy tập và hoàng đạo của nhiều vị đại sư. Dòng chảy này vẫn không dừng lưu truyền, thành thánh địa nổi tiếng, do đó ngày nay vẫn còn người hành hương tới đây dâng tấc, khẩn cầu đạo giải thoát.  

"Tào Khê rửa ngàn tầm suối, 

Sạch chẳng còn một chút phàm." 

(Nguyễn Trãi – Quốc Âm Thi Tập)

Tại Hàn Quốc cũng có một ngôi chùa mang tên Tào Khê (The JOGYE-SA), là một trong những chùa lớn nhất và tiêu biểu nhất của Phật giáo Hàn Quốc. Chùa Tào Khê Hàn Quốc đón nhận rất nhiều Phật tử tới chùa lễ bái, tu tập cũng như  du khách ghé thăm. Chùa được trang trí rất đẹp, có nhiều lồng đèn màu sắc sặc sỡ, có vô số cây cổ thụ trên 500 tuổi, tọa lạc ngay ở trung tâm thủ đô của Seoul.

Chùa Tào Khê (chùa Jogye-sa) ở Hàn Quốc.

Năm 1910, chùa Tào Khê được dựng trên mảnh đất gần ngôi chùa ngày, tên ban đầu là chùa Gakhwang-sa (chùa Giác Hoàng). Đến năm 1937, vị trụ trì của chùa đã cho di chuyển chùa đến vị trí hiện tại và đổi tên thành chùa Taego-sa (chùa Thi Cổ). Vào năm 1954, chùa đã được đổi tên thành chùa Jogye-sa (chùa Tào Khê) như hiện nay, thuộc tông phái Tào Khê, một tông phái Phật giáo lớn ở Hàn Quốc.