Người Nhật Bản dạy con cứng cỏi ra sao: Hãy để chúng vấp ngã, để biết cách sống trong thế giới này

Khác với nhiều bậc phụ huynh chỉ thích bao bọc con cái, cha mẹ Nhật Bản khuyến khích cho con vấp ngã để dạy con trở nên cỏi.

Người Nhật Bản dạy con cứng cỏi ra sao: Hãy để chúng vấp ngã, để biết cách sống trong thế giới này

Khác với nhiều bậc phụ huynh chỉ thích bao bọc con cái, cha mẹ Nhật Bản khuyến khích cho con vấp ngã để dạy con trở nên cỏi.

Rất nhiều cha mẹ Việt Nam có thói quen bao bọc con cái, chăm bẵm từng li từng tí. Có điều, đây không phải là cách dạy con hợp lý, bởi đứa trẻ không được phát triển tự nhiên, bị gò bó và theo sát quá mức.

Trong khi đó, cha mẹ Nhật Bản thường khuyến khích con vấp ngã, mắc sai lầm, bởi họ cho rằng đó mới là cách dạy con cứng cỏi, mạnh mẽ. Tại nước này, trẻ mới 2 tháng tuổi đã được bế đi dạo để cảm nhận khí trời buổi sớm, hay trẻ tầm 3-4 tháng trở đi mà cha mẹ cứ để bé đầu trần, được mẹ địu dưới cái nóng bức, dưới cái rét mùa đông, dưới cái mưa nhẹ mà chẳng cần mũ.

Chỉ đơn giản vì làm như thế để cho trẻ tiếp xúc và làm quen với môi trường thiên nhiên ngay từ nhỏ giống như một cách giúp tăng sức đề kháng. Họ không ngại con sẽ bị ốm nếu làm như thế, họ hiểu có trải qua môi trường như thế thì con trẻ mới được tôi luyện dần dần mà thích ứng. Và kết quả là họ nuôi dưỡng được những đứa trẻ khỏe mạnh, rắn rỏi, rất ít ốm và luôn thích hoạt động ngoài trời.

Khi trẻ lớn dần lên chút nữa là cho trẻ có nhiều cơ hội tiếp xúc gần gũi với thiên nhiên, quan sát nhiên nhiên để học hỏi. Để dạy trẻ biết trân trọng sự sống họ cho trẻ tập trồng hoa, trồng cây, nuôi thú hay hường xuyên dẫn đi các vùng ngoại ô để làm quen với động vật. Những dịp cuối tuần hay kỳ nghỉ họ cho trẻ đi câu cá, nghịch ở sông, bắt ve bắt bướm.

Hiệu trưởng trường mầm non Fuji, thành phố Tachikawa, Nhật Bản từng nói: "Theo tôi, chúng ta đừng kiểm soát bọn trẻ quá. Chúng ta đừng bảo vệ chúng quá. Đôi lúc chúng cần phải vấp ngã. Đôi lúc chúng phải bị trầy xước một chút, như thế chúng mới biết cách để sống trong thế giới này!".

Quả thực, trẻ em cần được sống trọn vẹn tuổi thơ, cần được phơi nắng, dầm mưa, thêm chút bụi bặm và cả vết thương nữa. Vì tuổi thơ cần được tận hưởng cảm giác chạy như bay và ngã một hai lần, tuổi thơ cần biết nước mưa có mùi vị rất riêng và đôi khi làm cả khuôn mặt ngứa rát, cũng vì tuổi thơ cần biết là nắng sẽ làm cho tóc của em cháy khét và làm da em đen nhẻm.

Lũ trẻ nên được sống không gò bó một khi tâm hồn chúng còn chưa vướng bận bởi bất cứ lo toan nào. Tuổi thơ không đến lần hai, thế nên đó là khoảng thời gian cần được trân trọng nhất. Phụ huynh Nhật Bản luôn cũng khuyến khích con chơi các môn thể thao ngoài trời lẫn trong nhà. Dù nắng hay mưa, những đứa trẻ vẫn miệt mài luyện tập hăng say, nâng cao sức khỏe.

Lại nói, nhiều nhà giáo dục Nhật Bản đã vận động trào lưu cho trẻ trải nghiệm với nông nghiệp thông qua việc tự trồng trọt và thu hoạch nông sản: trồng lúa – gặt lúa, trồng rau – thu hoạch rau mà không dùng phân hóa học. Đây là trải nhiệm tuyệt vời giúp trẻ cảm nhận được cảm giác hạnh phúc khi thu hoạch được thành quả do sức lao động mình bỏ ra, hiểu được sự vất vả của những người làm nông nghiệp để biết yêu quý thức ăn, coi trọng sức lao động của người khác. Đồng thời thông qua trải nghiệm ấy trẻ học hỏi được rất nhiều kỹ năng sống cho mình

Tổng hợp

Xem thêm: Trẻ em ở Nhật Bản được rèn tự lập thế nào: Không chỉ cha mẹ, còn là trách nhiệm của cả xã hội