Người giàu thực ra cũng không thông minh hơn người bình thường là bao, có lẽ chỉ trừ những thiên tài với chỉ số IQ cao ngất ngưởng như Bill Gates. Điểm khác biệt lớn nhất giữa người giàu và người nghèo là tư duy, đặc biệt là tư duy tiền bạc.
Ai cũng muốn kiếm thật nhiều tiền, nhưng người biết cách để trở nên giàu có thường có suy nghĩ khác biệt. Người bình thường tìm cách làm giàu nhờ tiết kiệm, hoặc đầu tư thụ động vào thị trường chứng khoán. Trong khi đó, người giàu lại rất giỏi... đi xin tiền, điều mà người bình thường vô cùng ghét.
Gọi vốn là nấc thang đầu tới thành công
Trong thời gian gần đây, không ít người tìm đến khởi nghiệp như là cơ hội mới để trở thành triệu phú. Sau khi khởi nghiệp, họ đặt mục tiêu phát triển công ty và đạt các mốc mục tiêu đã đề ra. Với mỗi cột mốc, công ty khởi nghiệp sẽ phải gọi vốn để tiếp tục hoạt động ngay cả khi không tạo ra lợi nhuận.
Mục tiêu cuối cùng là được lên sàn chứng khoán, thực hiện IPO. Nếu IPO thành công, founder công ty khởi nghiệp đó sẽ trở nên giàu có, thậm chí có thể trở thành triệu phú. Vấn đề là, các doanh nhân có thể "chào bán" tầm nhìn và công ty mình giỏi đến mức nào?
Một công ty có tiềm năng tuyệt vời nhưng founder lại không biết gọi vốn, sớm muộn gì họ cũng sẽ bấp bênh vì chuyện tiền bạc. Ai rồi cũng có lúc phải hết tiền, đôi khi nhờ vả người khác giúp đỡ lại là chuyện tốt. Người nào không biết mở miệng ra hỏi xin tiền sẽ gặp bất lợi lớn, đặc biệt là trong kinh doanh.
Nhà đầu tư nghĩ gì về người tiết kiệm giỏi?
Một nhà đầu tư nổi tiếng từng nói: Ai cũng có thể giỏi cắt giảm chi phí và tiết kiệm tiền. Trong kinh doanh, những người bán hàng chỉ có thể được coi là xuất sắc khi họ giúp công ty tăng trưởng doanh thu.
Với nhà đầu tư, họ muốn có lợi nhuận đều đặn, trong khi cơ sở vốn vẫn còn nguyên. Họ không hứng thú với việc luôn đảm bảo an toàn, mà họ muốn tìm những người biết kiếm thêm tiền. Các nhà đầu tư có thích người tiết kiệm giỏi không? Hãy tự hỏi câu này: "Tại sao phải đưa hàng triệu USD cho những người không thể giúp công ty tăng trưởng doanh thu, hoặc không biết khiến 'tiền đẻ ra tiền'?".
Người bình thường chọn tiết kiệm vì họ muốn cảm giác "an toàn", đặc biệt ghét cảm giác "lên voi xuống chó" thường thấy trong thế giới tài chính. Họ chọn cách quản lý tiền đơn giản và chắc chắn nhất. Thực ra, thế giới tài chính luôn trong trạng thái cân bằng động. Sự thay đổi thường diễn ra nhất nhanh, một giây trước ta có thể đang là triệu phú, vài giây sau đã có thể phá sản. Nghĩ rằng mọi thứ luôn ổn định, an toàn là một tư tưởng rất sai lầm.
Thế nhưng, đa phần người bình thường lại tin vào điều đó, nghĩ rằng những gì mình đang có bây giờ vốn dĩ sẽ luôn tồn tại như thế. Ta khó có thể trở nên giàu có nếu chỉ trông chờ vào tiết kiệm, nhưng ta có thể kêu gọi vốn cho dự án và trở thành triệu phú.
Vì sao người thường ghét việc hỏi xin tiền?
Với người bình thường, hỏi xin tiền khiến họ có cảm giác mang nợ, phải hạ cái tôi của mình. Giữa hỏi xin và cầu xin có sự khác biệt, nhưng thực ra, việc thừa nhận mình đang yếu thế và cần giúp đỡ chẳng có gì đáng hổ thẹn. Tuy nhiên, nếu vẫn cảm thấy khó khăn khi xin tiền/ vay vốn, hãy thử đặt ra một số nguyên tắc.
Chẳng hạn, đừng nghĩ rằng mình đang hỏi xin tiền, mà mình đang đưa ra đề nghị. Đề nghị này là một cơ hội làm ăn, đôi bên cùng có lợi. Ngoài ra, nếu không nhận được câu trả lời chắc chắn trong thời gian cụ thể, hãy rút lại lời đề nghị và bước đi trong tư thế ngẩng cao đầu.
Hãy đề nghị nhiều hơn mức ta đang cần, né tránh cảm giác tuyệt vọng khi đang đàm phán, và tin rằng lời đề xuất của mình giá trị hơn thứ ta đang hỏi xin. Hãy mở rộng phạm vi đề nghị, đừng chỉ giới hạn trong việc tìm tới 1-2 người. Đừng ngại ngùng khi nhờ cậy người khác sự giúp đỡ, hãy coi đó là công việc cần thiết.
(Theo Medium)