Nhiều gia đình truyền thống thường duy trì mô hình Cha nghiêm khắc, Mẹ ấm áp để nuôi dạy con trẻ. Nhưng theo giáo sư, chuyên gia nổi tiếng Trung Quốc về lĩnh vực Tâm lý tội phạm học và Tâm lý trẻ em Lý Mai Cẩn, điều này không hợp lý.
Dựa trên nhiều năm kinh nghiệm, nữ giáo sư này cho rằng, mô hình Mẹ nghiêm khắc, Cha ấm áp sẽ hợp lý hơn. Theo bà, bộ đôi này sẽ giúp trẻ phát triển toàn diện, giúp nuôi dưỡng những đứa trẻ ưu tú. Còn nếu duy trì mô hình ngược lại, việc dạy con có thể đi đến thất bại.
Trong bộ phim kinh điển The Mansion Gate, mô hình giáo dục mà giáo sư Lý Mai Cẩn để cập tới hoàn toàn chính xác.
Nhân vật Bai Jingqi từ nhỏ đã rất bướng bỉnh, nghịch ngợm. Mẹ anh là người phụ nữ rất nghiêm khắc, bà đã đưa ra những hình thức kỷ luật đối với con trai ngay từ nhỏ. Chỉ cần anh phạm lỗi, mẹ sẽ phạt anh, thậm chí là đánh đòn.
Ngược với mẹ, cha Bai Jingqi lại là người đàn ông dễ tính. Ông không bao giờ quát đánh các con như vợ mình. Mỗi khi con mắc lỗi, ông thường phân tích, khuyên răn con bằng lời lẽ nhẹ nhàng. Nhờ mô hình giáo dục này nên sau này, Bai Jingqi trở thành người thành công trong xã hội, có vị thế nhất định.
Vì sao điều này lại đúng? Xét theo góc độ tâm lý học, những gì giáo sư Lý Mai Cẩn chia sẻ khá hợp lý. Theo quan sát của bà, nhiều người mẹ sẽ mang lại cảm giác yếu đuối, nhẹ nhàng. Khi những đứa trẻ còn nhỏ, chúng có xu hướng "bắt nạt" người thân đối xử nhẹ nhàng hơn trong tiềm thức.
Vốn dĩ, phụ nữ thường nói nhiều hơn, dịu dàng hơn và hay bộc lộ cảm xúc hơn. Trong trường hợp này, đứa trẻ dễ mất bình tĩnh với mẹ, bà. Nếu mẹ hay bà tiếp tục cưng chiều đứa trẻ, không sửa chữa hành vi sai lầm của chúng thì hậu quả sẽ khó lường. Đứa trẻ lớn lên có thể sẽ ngang bướng, không chịu nghe lời ai. Vì vậy, vị giáo sư tin rằng, người mẹ cần nghiêm khắc, đặc biệt là khi con phạm lỗi.
Ở góc độ tâm lý trẻ em, dù là con trai hay con gái, trẻ cũng thích gần gũi bên mẹ. Vì vậy, mối quan hệ giữa mẹ và con có ý nghĩa quyết định đến sự hình thành nhân cách của đứa trẻ. Với sự nghiêm khắc của mẹ, bé gái lớn lên sẽ trở thành người phụ nữ ưu tú, đồng thời kế thừa sự dũng cảm và mạnh mẽ của mẹ. Còn con trai sẽ ít hư hỏng, trở thành người đàn ông biết tôn trọng phụ nữ.
Theo suy nghĩ truyền thống, người cha là trụ cột gia đình, biểu tượng cho quyền uy và sức mạnh. Điều này tốt, nhưng vô hình lại khiến người cha khó sẻ chia, phải "gồng" mình lên để trụ vững. Trong khi đó, nếu người cha nhẹ nhàng, hài hoà thì con cái sẽ thấy an toàn, sẵn sàng lắng nghe lời dạy bảo.
Sự trưởng thành của đứa trẻ là một hành trình. Cho đến tuổi dậy thì, về cơ bản, trẻ vẫn vâng lời cha mẹ bởi ở độ tuổi đó, khả năng tự nhận thức của trẻ chưa được đánh thức hoàn toàn. Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu bước vào tuổi vị thành niên, ý thức về bản thân sẽ mạnh liệt hơn, không còn muốn chấp nhận sự sắp đặt của cha mẹ.
Hơn nữa, có một vấn đề lớn trong giáo dục truyền thống đó là sự nghiêm khắc của người cha không theo nghĩa thông thường, mà là một kiểu thờ ơ, xem nhẹ lời nói của con cái. Điều này có thể dẫn đến sự huỷ hoại nhân cách đứa trẻ.
Còn mô hình gia đình có người mẹ nghiêm khắc, còn người cha ấm áp, dịu dàng thực sự tập trung vào cảm giác tương phản. Vai trò của cha và mẹ phá vỡ quan điểm truyền thống và bổ sung cho nhau.
Theo Phụ nữ số
Xem thêm: Bí quyết dạy con của cặp vợ chồng có con là thần đồng, mới 14 tuổi đã sở hữu 3 công ty