Sống một đời vô định không mục đích, rất khó để ta có thể thành công đổi đời

Không ít người đã từng rơi vào tình trạng này, sống vô định chờ mỗi ngày trôi qua mà không hề có mục đích gì. Cứ duy trì trạng thái như vậy, ta sẽ chẳng thế nào thành công.

Sống một đời vô định không mục đích, rất khó để ta có thể thành công đổi đời

Không ít người đã từng rơi vào tình trạng này, sống vô định chờ mỗi ngày trôi qua mà không hề có mục đích gì. Cứ duy trì trạng thái như vậy, ta sẽ chẳng thế nào thành công.

Thử tự hỏi mình xem, đã bao nhiêu lần bBạn quyết tâm cải thiện sức khỏe, sự nghiệp và các mối quan hệ, nhưng rồi chỉ 2 ngày sau, bạn bỏ cuộc. Bạn tự nhủ: "Chỉ là tôi không có động lực". Chúng ta cứ nói những lời sáo rỗng đó mà không hiểu động lực thực sự là gì. 

Động lực chỉ đơn giản là lý do để bạn thực hiện một điều gì đó. Và động lực thường không kéo dài lâu, có khi biến mất chỉ trong chớp mắt. Cố doanh nhân, diễn giả Zig Ziglar từng so sánh: "Người ta thường bảo động lực không kéo dài. Tắm cũng thế thôi - đó là vì sao ta lại cần làm điều đó hàng ngày".

Người ta bảo động lực không kéo dài. Tắm cũng thế thôi, đó là vì sao ta lại cần làm điều đó hàng ngày

Tất nhiên, những lời khuyên sáo rỗng sẽ chẳng có ích gì, bởi cái ta cần là một chiến lược để lấy lại và duy trì động lực. Dưới đây là những điều mà bạn nên làm: 

Giải quyết rào cản nội tâm

Tìm kiếm động lực được hiểu là tìm kiếm mục đích để làm một việc gì đó. Không có mục đích thì không thể làm gì, thành công ngày càng xa vời. Đó là lý do mà tìm ra mục đích rất quan trọng. 

Viktor Frankl là bác sĩ tâm thần người Áo, đồng thời cũng là người sống sót qua thảm họa diệt chủng đã cống hiến cả đời mình để nghiên cứu về chủ đề này. Trong tác phẩm "Ý chí của Ý nghĩa", ông viết: "Thứ mà con người thực sự cần không phải trạng thái bớt căng thẳng mà là sự nỗ lực và cố gắng vì một mục tiêu có giá trị, một công việc tự nguyện làm".

Thứ mà con người thực sự cần không phải trạng thái bớt căng thẳng mà là sự nỗ lực và cố gắng vì một mục tiêu có giá trị, một công việc tự nguyện làm

Đây chính là cuộc chiến nội tâm mà chúng ta đều phải đối mặt. Tại sao chúng lại làm điều mình đang làm? Để làm gì? Tại sao chúng ta phải ra khỏi giường mỗi sáng? Theo Frankl, chúng ta đều là người kiến tạo chính số phận mình. 

Có nghĩa là, ta là người tự tạo ra động lực, chứ đó không phải là thứ được trao cho ta. Bạn mới là người quyết định xem mục đích nào xứng đáng trong cuộc đời này và làm sao phấn đấu để đạt được nó. Dù vậy, thành công không phải là việc dễ dàng, bởi lúc nào ta có thể bị cám dỗ. Bản chất của tâm trí con người là rất dễ bị xao nhãng. Chúng ta cứ theo đuổi những mục tiêu khác, vậy nên kết quả là, chúng ta cảm thấy hoang mang. 

Hãy nhìn cuộc sống tựa như một trò chơi, những cám dỗ chính là chướng ngại vật

Hãy nhìn cuộc sống tựa như một trò chơi, những cám dỗ chính là chướng ngại vật. Nhiệm vụ của ta là vượt qua những rào cản đó - trước tiên là bằng cách bước ra khỏi vùng an toàn. Cố gắn glafm những điều mới mẻ, thách thức bản thân và tạo những thói quen tốt mới.

Có trách nhiệm với bản thân

Động lực phải bắt nguồn từ chính bản thân mình. Tuy nhiên, cuộc sống không chỉ xoay quanh một mình bạn, mà bạn luôn bị bủa vây bởi mối quan tâm của người khác - gia đình, bạn đời, con cái, bạn bè, thậm chí là cả người lạ. Vì thế, để có thể tạo ra động lực, hãy học cách tự chịu trách nhiệm về chính mình, về hành động của mình. Điều này sẽ đảm bảo bạn tiếp tục tiến lên kể cả khi gặp thất bại. Để làm được điều này, bạn phải biết áp dụng nguyên tắc cam kết và nhất quán.

Hãy nói cho mọi người nghe mục đích của bạn là gì, càng nhiều người biết đến, ta càng có trách nhiệm phải thực hiện nó

Bạn có thể dùng nguyên tắc này để áp dụng cho bản thân. Hãy nói cho mọi người nghe mục đích của bạn là gì, càng nhiều người biết đến, ta càng có trách nhiệm phải thực hiện nó. Bạn sẽ thấy mình nỗ lực hết khả năng để làm được điều mình đã nói.

Tự thưởng cho những cố gắng của bản thân

Phần thưởng là một cách tăng cường động lực cá nhân khá phổ biến. Tuy nhiên, nó có thể phản tác dụng nếu bạn chọn sai phần thường hoặc biến phần thưởng thành động lực của mình. Vậy làm sao để khen thưởng mình vừa phải?

Đơn giản thôi, mỗi khi đạt thành tựu nào đó, bạn lại tự thưởng cho mình một món quà nho nhỏ, thường là những gì bạn thích. Dù vậy, không nên sử dụng các phần thưởng dưới dạng vật chất. Làm thế rất dễ khiến bạn coi chúng là động lực, mà như vậy sẽ hủy hoại toàn bộ mục đích ban đầu.

Phần thưởng mà chúng ta cần ở đây là phần thưởng về tinh thần, để thỏa mãn nội tâm của mình

Phần thưởng mà chúng ta cần ở đây là phần thưởng về tinh thần, để thỏa mãn nội tâm của mình. Những thứ như vậy thường không quá đắt đỏ. Chẳng hạn, nếu vừa hoàn thành xong một dự án lớn, hãy thưởng cho mình một tuần nghỉ ngơi thư giãn, tránh xa khỏi công việc bộn bề. Có những người lại cảm thấy vui vẻ khi được ăn uống, vậy hãy làm một vòng food tour ngay gần nhà.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng mọi thứ bạn thưởng cho bản thân chỉ là phần phụ. Kể cả khi không có phần thưởng, bạn vẫn thực hiện điều mình cần. Thay vì để phần thưởng quyết định hành vi, hãy làm những gì bạn thực sự thích thú. 

Đừng suy nghĩ quá nhiều

Cuối cùng, đừng quên rằng bản thân động lực và mục đích cũng là một cái bẫy. Bạn sinh ra là để sống, để tồn tại, và trên con đường đời thì vấp ngã là điều không thể tránh khỏi. Cách duy nhất để tìm thấy động lực tìm cách gạt bỏ tiêu cực ra khỏi đầu mình. Đến một lúc nào đó, bạn phải ngừng thắc mắc về mọi thứ và cứ thế trải nghiệm cuộc sống.

Hãy lựa chọn một mục đích cụ thể, nói cho cả thế giới biết và rồi theo đuổi nó. Trên cuộc hành trình ấy, hãy tự thưởng vì tất cả những gì bạn đã làm được. Tất nhiên, điều này không hề dễ dàng. Nhưng dù chuyện gì xảy ra, hãy nhớ luôn tiến về phía trước.

Xem thêm: Hiệu ứng kiến lười: Không biết tư duy, càng cố gắng làm việc càng trở nên tầm thường