Cẩm nang sử dụng điều hòa mới nhất: Khi ngủ nên để điều hòa ở chế độ nào?

Khi đi ngủ, nếu dùng điều hòa sai cách có thể khiến người dùng bị nhiễm lạnh, ngủ không ngon, vì thế cần phải chọn chế độ phù hợp.

Cẩm nang sử dụng điều hòa mới nhất: Khi ngủ nên để điều hòa ở chế độ nào?

Khi đi ngủ, nếu dùng điều hòa sai cách có thể khiến người dùng bị nhiễm lạnh, ngủ không ngon, vì thế cần phải chọn chế độ phù hợp.

Khi ngủ nên để điều hòa ở chế độ nào?

Trong cuộc sống, đặc biệt là vào mùa hè, điều hòa là một thiết bị điện không thể thiếu. Tuy nhiên, nếu dùng điều hòa sai cách, nhất là khi đi ngủ, người dùng dễ bị nhiễm lạnh, nằm không yên, ngủ không ngon. Vì thế, nhiều người không khỏi băn khoăn nên lựa chọn điều hòa chế độ nào khi đi ngủ.

Chế độ Sleep hoặc Sleep mode là chức năng mà điều hòa tự động điều chỉnh tăng độ mỗi giờ khi chúng ta ngủ

Điều hòa 1 chiều thông thường có 4 chế độ làm mát như sau: Auto, Cool, Dry và Fan. Với điều hòa 2 chiều, ta còn có thêm chế độ Heat để sưởi ấm khi mùa đông đến. Đặc biệt, hiện nay có rất nhiều loại điều hòa được trang bị thêm chế độ Sleep.

Chế độ Sleep hoặc Sleep mode là chức năng mà điều hòa tự động điều chỉnh tăng độ mỗi giờ khi chúng ta ngủ. Chế độ này được thiết kế dành riêng cho việc vận hành vào ban đêm, vừa tiết kiệm điện năng vừa làm tăng tuổi thọ của máy lạnh. Chế độ này hoạt động với cơ chế đặc biệt, nhằm cân bằng nhiệt độ môi trường với nhiệt độ cơ thể. 

Khi ngủ, thân nhiệt của ta sẽ giảm dần, ít có nhu cầu tỏa nhiệt hơn hoạt động ban ngày

Ta có thói quen bật điều hòa mát lạnh trước khi đi ngủ, đến khi cơ thể thấy rét mới chỉnh nhiệt độ. Đây là lý do khiến cơ thể ta dễ bị nhiễm lạnh, do thân nhiệt thay đổi theo từng giai đoạn của giấc ngủ. Do đó, ta nên bật điều hòa ở nhiệt độ vừa phải, chọn tốc độ làm lạnh nhanh và chọn chế độ Sleep. 

Nguyên do là vì khi ngủ, thân nhiệt của ta sẽ giảm dần, ít có nhu cầu tỏa nhiệt hơn hoạt động ban ngày. Sự tăng nhiệt độ dần dần của điều hòa là một cách thông báo với cơ thể rằng, buổi sáng sắp đến và người dùng sẽ không vị sốc nhiệt khi thức dậy.

Ở chế độ này, mấy lạnh sẽ tự động tăng nhiệt độ để phù hợp với thân nhiệt, thông thường là sau khoảng 30 phút - 1 tiếng thay đổi một lần. Máy sẽ tự tăng khoảng 1 độ C, sau đó tiếp tục tăng 1-2 độ C nữa rồi duy trì mức nhiệt độ này. 

Điểm trừ nhỏ của chế độ Sleep là những người nhạy cảm với nhiệt độ hoặc âm thanh rất dễ bị tỉnh giấc. Tuy nhiên, sau một thời gian thích nghi thì người dùng hoàn toàn có thể quen với việc thay đổi nhiệt độ. Bên cạnh đó, bật điều hòa có thể làm không khí trong phòng khô hơn, khiến ta cảm thấy khát nước, khô họng. Để tránh tình trạng này, hãy đặt một ly nước hay một xô nước trong phòng để không khí ẩm hơn.

Ở chế độ này, mấy lạnh sẽ tự động tăng nhiệt độ để phù hợp với thân nhiệt

Chế độ ngủ đêm (Sleep mode) còn giúp ta tiết kiệm điện, bởi càng về gần sáng, máy lạnh sẽ tăng thêm nhiệt độ và giảm điện năng. Đôi khi, Sleep mode cũng được tích hợp vào hẹn giờ tắt máy vào buổi tối, do đó ta có thể chọn hẹn giờ tắt máy để tự động kích hoạt chế độ.

Cần lưu ý, ở mỗi hãng điều hòa, họ lại thiết lập chế độ này với tên khác nhau và chênh lệch nhiệt độ khác nhau. Toshiba có chế độ Comfort Sleep, Panasonic có chế độ Sleep, Midea có chế độ Sweet Dreams hay chế độ Best Sleep của Sharp.

Nhiệt độ chênh lệch lý tưởng khi để điều hòa đi ngủ : 7 độ C

Khi ngủ say, thân nhiệt giảm nên rất dễ bị viêm họng, sốt dẫn đến tiêu chảy. Vì vậy không nên lạm dụng điều hòa, để chênh lệch nhiệt độ hơn nhiều so với bên ngoài. Để an toàn cho người ngủ trong phòng điều hòa, nên để nhiệt độ từ 25-27 độ C.

Khi để nhiệt độ trong phòng chênh với nhiệt độ ngoài trời 7 độ C thì sẽ tốt cho người sử dụng. Bên cạnh đó cũng sẽ không ảnh hưởng đến việc ra vào phòng liên tục.

Cẩm nang sử dụng điều hòa mới nhất: Khi nào nên để điều hòa ở chế độ Cool?