Dưới đây là chia sẻ của nữ doanh nhân Jen Glantz -nhà sáng lập dịch vụ cho thuê phù dâu nổi tiếng Bridemaid for Hire (Mỹ). Cô còn là nhà sáng tạo dự án Finally the Bride, MC podcast You're Not Getting Any Younger và tác giả nhiều cuốn sách bán chạy như "All My Friends are Engaged" và "Always a Bridesmaid for Hire".
Chuẩn bị cho việc nghỉ hưu sớm không phải là thứ gì đó mà tôi để tâm tới ở độ tuổi 20. Tôi quá tập trung vào mục tiêu ngắn hạn - như trả hết nợ thẻ tín dụng hay thuê nhà ở New York. Vì thế, suy nghĩ về việc để dành tiền cho tương lai chưa bao giờ được tôi để tâm tới.
Nhưng khi tôi bước vào độ tuổi 30, quan điểm của tôi về tài chính cá nhân đã thay đổi. Tôi nhận rằng mình cần phải xây dựng chiến lược tiền bạc không chỉ giúp đỡ tôi bây giờ, mà cả là sau này nữa. Vì thế, tôi đã dành vài năm qua để cố gắng xây dựng kế hoạch nghỉ hưu sớm vì tôi muốn thế. Mặc dù độ tuổi nghỉ hưu trung bình là 62, tôi biết rằng mình muốn nghỉ hưu sớm ở độ tuổi 50.
Bám sát vào ngân sách
Để có thể thực hiện đúng kế hoạch nghỉ hưu sớm, tôi cần có một nền tảng tài chính vững mạnh. Tôi hiện thực hóa nó thông qua ngân sách thực tế, và duy trì nó mỗi tháng. Kể từ khi tôi bắt đầu thực hiện điều này vào năm nay, tôi đã có thể quản lý chi tiêu và có đủ tiền mỗi tháng để đóng góp vào quỹ nghỉ hưu.
Trước khi làm điều đó, tôi nhận thấy mình luôn "lý do lý trấu" vì sao mình cần dùng khoản tiền đó để chi trả hóa đơn hay làm thứ gì đó khác. Giờ tôi đã có khoản tiền riêng cho nghỉ hưu và tích vào ngân sách mỗi tháng.
Tiết kiệm có chủ đích
Ở tuổi 20, tôi từng nghĩ rằng tiết kiệm để nghỉ hưu là điều vô nghĩa. Tôi không chỉ nhận ra sai lầm đó bây giờ mà còn hiểu rõ thái độ tiêu cực đó đã khiến tôi không có động lực tiết kiệm.
Bây giờ, tôi biết mình chủ động để dành tiền để nghỉ hưu, và tôi vạch ra một kế hoạch rõ ràng để thực hiện nó. Chẳng hạn như những điều tôi muốn làm khi ấy, chẳng hạn như những chuyến du lịch và vạch rõ tôi sẽ đi đâu, tốn bao nhiêu tiền... hay ghi rõ tài sản tôi muốn sở hữu khi về già. Có mục tiêu cụ thể hơn, việc tiết kiệm cũng thú vị hơn. Những thay đổi trong tư duy này đã giúp tôi thay đổi cách tiếp cận tiết kiệm. Sau khi xác định rõ mục tiêu, tôi rất háo hức khi mỗi tháng đóng góp đúng số tiền đó.
Thử kiếm nghề tay trái
Sau khi mở tài khoản hưu trí và gửi tiền vào đó hàng tháng, tôi nhận ra cần có nhiều cách tăng thu nhập khi về già. Giờ đây, tôi không chỉ có quỹ hưu trí, mà còn tiết kiệm để mua bất động sản để sau này cho thuê như một nguồn thu nhập thụ động.
Tôi bắt đầu nghiêm túc tìm kiếm những biện pháp khác để có thu nhập thụ động, chẳng hạn như đầu tư vào kinh doanh nhỏ, hay trở thành chuyên gia với các khóa học hay viết sách. Tôi có thể sử dụng thu nhập đó để trang trải chi phí sinh hoạt khi về già và số tiền tiết kiệm kia sẽ dùng vào việc khác.
Kiểm soát nợ và có quỹ khẩn cấp
Cách duy nhất để tôi có thể nghỉ hưu sớm an nhàn là đảm bảo rằng mình kiểm soát được nợ nần. Hiện tại tôi không có nợ, nhưng trong tương lai trường hợp đó có thể xảy ra nếu tôi gặp sự cố hay mất hoàn toàn thu nhập. Để tránh rủi ro đó, tôi đang tích cực đóng góp tiền vào tài khoản tiết kiệm khẩn cấp của mình hàng tháng.
Ngoài ra, tôi cũng theo dõi bảng sao kê thẻ tín dụng hàng tháng để chắc rằng mình không bội chi. Tôi cũng lên kế hoạch trước những khoản mua sắm đắt tiền để đảm bảo mình đủ tiền mua. Làm những điều này giúp tôi đi đúng hướng với các kế hoạch nghỉ hưu sớm.
Kiểm tra hàng tuần
Một trong những cách tốt nhất để tôi thay đổi thói quen chi tiêu, đạt mục tiêu tiết kiệm hàng tháng là tổ chức các cuộc họp kiểm tra thu chi hàng tuần. Cứ đến thứ 6, tôi sẽ ngồi xuống và xem xét chi tiêu của mình, từ sao kê thẻ tín dụng đến số dư quỹ hưu trí. Điều này giúp tôi biết mình đang tiêu bao nhiêu và tiết kiệm bao nhiêu, nắm rõ được tình hình tài chính cá nhân.
Trước kia, tôi chỉ kiểm tra tài chính của mình 1 tháng/lần. Điều đó đã khiến tôi chi tiêu quá tay và không theo đuổi mục tiêu tài chính.
Theo Business Insider
Xem thêm: Muốn nghỉ hưu an nhàn ở tuổi 50, đây là 4 hành trang cần chuẩn bị từ sớm