Lời cảnh tỉnh gửi tới bậc cha mẹ: Đầu tư cho con cái đừng chờ báo hiếu

Có lời khuyên cho các bậc cha mẹ rằng, khi bạn đầu tư cho con cái đừng chờ báo hiếu, chỉ nên hi vọng chúng có cuộc sống dễ dàng.

Chi Nguyễn
12:00 29/03/2024 Chi Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Tôi không đồng tình với những người lên tiếng phản đối chuyện đầu tư cho con cái. Người có tiền bao giờ cũng có tài sản để con cái thừa kế. Họ cho con cái ăn học ở những nơi có chất lượng giáo dục cao không phải để ăn lời lãi gì, hay để cho chúng sau này trở thành ông nọ, bà kia, mà là để cho chúng có thể giữ được tài sản thừa kế và sống một cuộc sống sung túc sau khi cha mẹ nhắm mắt xuôi tay.

Không phải đứa trẻ nhà giàu nào cũng học giỏi. Không phải đứa trẻ học giỏi nào cũng có khả năng đạt top đầu khi thi tốt nghiệp THPT. Không đạt được vị trí top đầu ấy thì dù phụ huynh có là tỷ phú đi nữa cũng khó mơ cho con vào học những đại học trong top 20 của Mỹ. Harvard được xem là trường nhà giàu vì họ chỉ tuyển con nhà có điều kiện học giỏi, không phải giỏi bình thường mà là giỏi vượt trội. Nếu tôi có tiền và con tôi học không giỏi, không vào được đại học top 20 thì học trường top 50 hoặc thấp hơn cũng đâu có sao. Không vào được đại học top đầu của Mỹ thì vào đại học top đầu của EU, Úc, New Zealand, Nhật, Hàn, Canada...

Du học chưa biết có được gì hay không, điều quan trọng nhất vẫn là ngoại ngữ. Mấy năm học ở nước ngoài mà không giao tiếp được với người bản xứ thì làm sao nghe giảng và đọc tài liệu bằng ngoại ngữ? Một số quốc gia EU và Canada chỉ cần bạn đọc thông, viết thạo ngôn ngữ của họ, tốt nghiệp THPT ở Việt Nam đạt loại khá, và chịu được mức học phí của nhà trường thì họ sẵn sàng trải thảm nhận con bạn vào học mà không cần thi cử. Thậm chí, nhiều trường ở những nước này sẵn sàng cho con bạn học miễn phí, thậm chí có học bổng, với điều kiện sau khi tốt nghiệp, sinh viên ra đi làm ít nhất 10 năm ở nước họ. Đây là cách họ "tuyển" người nhập cư "có chất lượng".

cha-me-dau-tu-cho-con-cai-dung-chi-mong-cho-bao-hieu

Nhiều người đòi bỏ thi tốt nghiệp THPT là chặn đường các du học sinh vì rất nhiều đại học ở nước ngoài chấp nhận điểm thi tốt nghiệp THPT ở Việt Nam. Bỏ thi tốt nghiệp đồng nghĩa với nhiều người sẽ cho con du học từ bậc THPT, chấp nhận mất thêm một khoản phí nữa (và Việt Nam mất thêm một khoản ngoại tệ nữa).

Trở lại câu chuyện, con cái có đối xử tốt với cha mẹ hay không cũng phải xem cha mẹ đối tốt với con cái thế nào? Tôi từng chứng kiến một ông già ở ngoài Bắc vào Nam lập nghiệp. Ông có hai đứa con gái riêng của vợ, tức ông là cha dượng của hai cô gái đó. Khi ông bệnh nặng, các cô gái cùng chồng con của họ vẫn vào bệnh viện, thay phiên chăm sóc ông. Không phải con ruột mà họ còn hiếu lễ như thế thì huống gì con ruột? Con của bạn bất hiếu là tại cách dạy dỗ của bạn. Từ Đông sang Tây, từ nước văn minh nhất đến quốc gia lạc hậu nhất, không nơi nào có chuyện cha mẹ không đầu tư học hành cho con cái chỉ vì không biết sau này chúng có hiếu lại với mình hay không?

Con cái ăn học ở nơi có nền giáo dục cao, chúng sẽ tự có nhân cách, có lòng tự trọng. Những việc nặng nhọc chăm sóc người già đã có người giúp việc làm, con cái khi đó chỉ thăm hỏi, rót nước, gọt trái cây, chạy lo tìm bác sĩ giỏi điều trị. Những việc như vậy làm không được thì dù có nhận tài sản thừa kế, chúng cũng sẽ phá hết trong thời gian ngắn. Tài sản thừa kế ấy là tâm huyết cả đời của cha mẹ, con cái mà tự thân tạo dựng ra được giá trị tài sản tương đương như thế cũng phải nỗ lực cực khổ nửa đời người.

cha-me-dau-tu-cho-con-cai-dung-chi-mong-cho-bao-hieu

Cho cha mẹ già đi viện dưỡng lão cũng đồng nghĩa với tài sản của cha mẹ chạy hết vào viện dưỡng lão. Chăm sóc cha mẹ già là nỗ lực thấp nhất để được hưởng giá trị cao nhất trong thời gian ngắn nhất, vậy sao không làm? Người già ăn ở đâu tốn bao nhiêu, chủ yếu là tiền khám chữa bệnh (với 80% chi phí do bảo hiểm chi trả). Cha mẹ cho con tài sản sau khi cha mẹ chết, chứ cho trong lúc còn sống là suy nghĩ quá ngắn, phó mặc may rủi, đánh bạc cuộc đời. Thương con như vậy mới là mù quáng.

Con cái đa phần vẫn thương yêu cha mẹ, nhưng vợ, chồng của chúng thì chưa chắc. Ngày nay, con cái trực tiếp chọn vợ, chồng thay vì để cha mẹ định sẵn. Dâu, rể không có hiếu với mình cũng là chuyện bình thường vì chúng ta không phải là thân sinh phụ mẫu của chúng. Vợ chồng của con là gia đình riêng của chúng, phải được quan tâm hàng đầu. Với cha mẹ, chỉ cần con cái, dâu rể có quan tâm ở chừng mực nào đó là đủ. Đừng bắt con cái phải bỏ phế gia đình riêng của chúng để chăm sóc bạn? Đó là ích kỷ.

Ở phương Tây, con cái không hẳn phải có mặt để chăm sóc cha mẹ, nhưng chuyện gọi điện thăm hỏi thường xuyên là buộc phải có. Những chuyện thăm hỏi ấy đâu tốn công, mất sức gì. Người phương Tây sống độc thân đa phần đều không tài sản thừa kế gì từ cha mẹ. Còn những nhà giàu vẫn phải có gia đình, con cái đàng hoàng để thừa kế gia sản.

cha-me-dau-tu-cho-con-cai-dung-chi-mong-cho-bao-hieu

Nhiều người ghen tỵ Bill Gates, Mac Zukerburg có nền tảng xuất phát cao do xuất thân con nhà giàu, vậy vì sao chúng tôi không thể để con cái của mình cũng có nền tảng xuất phát cao hơn bạn đồng trang lứa của chúng? Có thể con cái chúng tôi không có tài kinh doanh như vậy, nhưng ít nhất chúng sẽ sống sung sướng hơn, ít phải nỗ lực phấn đấu hơn (ít bon chen, cực khổ hơn) cũng là điều tốt. Đời trước làm ra nhiều tiền để làm gì, chẳng phải để tạo căn cơ cho đời sau sao?

Theo VnExpress

Xem thêm: Chuyên gia bật mí nguyên tắc 20/80 cho cha mẹ: Khi phê bình đứa trẻ cũng phải đúng cách

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận