Brendan Greene: Từ thanh niên thất nghiệp "ăn bám" bố mẹ đến triệu phú tạo ra tựa game PUBG tỷ đô

Cách đây 8 năm, Brendan Greene là một người thất nghiệp, ở nhà "ăn bám" bố mẹ và cày game qua ngày. Còn giờ đây, anh là triệu phú, là cha đẻ của tựa game tỷ đô PUBG.

Brendan Greene: Từ thanh niên thất nghiệp "ăn bám" bố mẹ đến triệu phú tạo ra tựa game PUBG tỷ đô

Cách đây 8 năm, Brendan Greene là một người thất nghiệp, ở nhà "ăn bám" bố mẹ và cày game qua ngày. Còn giờ đây, anh là triệu phú, là cha đẻ của tựa game tỷ đô PUBG.

8 năm trước, Brendan Greene ở tuổi 37 vừa ly hôn vợ, tiền lương chỉ khoảng 300 USD/tháng từ công việc nhiếp ảnh. Hiện nay, anh đã là triệu phú tự thân, là cha đẻ của thể loại game “battle royale” (đấu trường sinh tử) nổi tiếng. Anh chính là người đã tạo ra trò chơi nổi tiếng nhất của thể loại này -  PlayerUnkown’s Battlegrounds (viết tắt là PUBG), tựa game đem lại 1 tỉ đô lợi nhuận trong năm 2018.

Thất nghiệp và ở nhà cày game qua ngày

Cuộc sống của Greene không mấy thuận lợi vào năm 2013. Anh bị mắc kẹt ở Brazil, nơi mà ông cùng người vợ cũ đã chuyển tới vào năm 30 tuổi trước khi 2 người ly hôn. Sống bằng những đồng tiền kiếm được từ chụp ảnh cưới và thiết kế trang web, Greene chật vật cố gắng dành dụm đủ tiền để bay về Ireland.

Brendan Greene là cha đẻ của thể loại game “battle royale”, tạo ra trò chơi nổi tiếng nhất của thể loại này PlayerUnkown’s Battlegrounds (PUBG)

Để có thêm tiền để dành, anh chấp nhận cắt giảm chi tiêu bằng cách không ăn ở bên ngoài hay giao lưu xã hội. Thay vào đó, để có thể thư giãn, ông chuyển sang chơi trò chơi điện tử. Greene nhớ lại: "Tôi cứ ở lì trong phòng ngủ, hết làm việc thì chơi game".

Greene cho biết, chơi các thể loại game từ Atari 2700 khi còn nhỏ cho tới Delta Force: Black Hawk Down trên PlayStation 2. Dù vậy, anh nhưng chưa bao giờ là một người chơi nghiêm túc, và chỉ đến năm 2013 này mới phát hiện ra một thế giới khác của game online: mods (viết tắt của "modifications", có nghĩa là chỉnh sửa). Với mods, người chơi có thể sửa đổi trò chơi theo ý thích qua việc viết lại các đoạn mã nguồn của trò chơi để thay đổi cách chơi. Rất nhiều các nhà phát triển game khuyến khích việc này, thậm chí nhiều nhà phát triển còn đưa ra các loại công cụ code để người chơi có thể dễ dàng "mod" hơn.

Tôi cứ ở lì trong phòng ngủ, hết làm việc thì chơi game

Là một nhà thiết kế web, Greene đã tìm hiểu về code đủ để tạo ra 1 bản "mod" cho riêng mình. Anh lấy cảm hứng từ những thể loại game sinh tồn và bộ phim sci-fi nổi tiếng của Nhật Bản "Batle Royale", trong đó các học sinh cấp 3 bị ném lên một hòn đảo, được phát vũ khí và buộc phải chiến đấu với nhau. Kẻ sống sót cuối cùng sau khi tất cả những người khác đã bị tiêu diệt sẽ giành chiến thắng.

Anh lấy cảm hứng từ thể loại game sinh tồn và bộ phim nổi tiếng Nhật Bản "Batle Royale", tạo ra mod là tiền thân của PUBG sau này

Brendan Greene đã đặt tên bản "mod" của mình theo tựa phim này mà không biết rằng sau này nó đã trở thành tên của cả một thể loại game mới. Những trò chơi dựa trên "mod" battle royale khác có thể kể đến như Epic Games’ Fortnite và Electronic Arts’ Apex Legends.

Anh đã giới thiệu bản “mod” của mình như sau: "Tất cả mọi người chiến đấu với nhau tới khi chỉ còn 1 người chiến thắng". Bản mod này sẽ thả người chơi ở 1 nơi hoang dã, họ sẽ phải đi tìm kiếm vũ khí và chiến đấu với nhau. Greene nói rằng, anh yêu thích thể loại này vì "nó không có tuyến nhiệm vụ phải làm và là một thế giới mà người chơi được tự do".

Đắn đo liệu đây có phải là công việc tử tế

Tôi cũng đã rất lo lắng rằng, 'liệu rằng mình sẽ có một nghề nghiệp tử tế'?

Năm 2014, cuối cùng thì Greene đã có đủ tiền để bay về Ireland, nhưng anh vẫn gặp rắc rối do không kiếm được việc làm ở quê nhà Kildare. Vì vậy, người đàn ông 38 tuổi khi đó buộc phải sống cùng bố mẹ mình và nhận bảo trợ thất nghiệp từ chính phủ Ireland, với số tiền là 180 Euro mỗi tuần. Greene dùng số tiền này để thuê máy chủ cho bản "mod" của mình.

Lúc ấy, hai "đấng sinh thành" của Greene đã rất lo lắng về việc anh quá chú tâm vào bản mod miễn phí của mình. Họ hỏi rằng liệu anh có kiếm được chút tiền nào từ sở thích của mình không.

Greene nhớ lại: "Tôi đã nói với họ rằng, 'Có khả năng con sẽ tạo được một trò chơi cho riêng mình vào một ngày nào đó, nhưng hiện tại thì không'". Thời điểm đó, bản "mod" battle royale của ông chỉ được biết tới bởi một phần nhỏ các game thủ gạo cội.

Sau 6 tháng sống cùng bố mẹ mình và nhận trợ cấp thất nghiệp từ chính phủ, Greene nhận được cuộc gọi từ Sony Online Entertainment

"Thời điểm đó khá là khó khăn, nhưng tôi tin vào bản 'mod' đó và tôi tin vào thể loại battle royale, vì vậy tôi rất nỗ lực với nó. Nhưng nó không phải một khoảng thời gian hạnh phúc, bởi vì tôi cũng đã rất lo lắng rằng, 'liệu rằng mình sẽ có một nghề nghiệp tử tế?'". 

May mắn đã đến với Greene khi có những người khác cũng đã tin vào battle royale. Một nhà phát triển game của Sony Online Entertainment (hiện nay là Daybreak Game Company) đã biết tới bản "“mod" của trò chơi ARMA do Greene tạo ra khi thấy những người khác chơi nó trên trang web trực tiếp game Twitch.

Vào cuối năm 2014, sau 6 tháng sống cùng bố mẹ mình và nhận trợ cấp thất nghiệp từ chính phủ, Greene nhận được cuộc gọi từ nhà phát triển game của Sony Online Entertainment. Họ muốn anh trở thành chuyên gia tư vấn cho trò chơi H1Z1, đồng thời kì vọng có thể cấp giấy phép cho thể loại battle royale của anh và đem nó vào trong trò chơi.

Cơ hội đó đã giúp anh có cơ hội làm tư vấn cho Sony/Daybreak trong 2 năm và có khoản lương hậu hĩnh

Brendan Greene chia sẻ, đó là một "sự ăn may" bất ngờ. Cơ hội đó đã giúp anh có cơ hội làm tư vấn cho Sony/Daybreak trong 2 năm. Mặc dù Greene từ chối tiết lộ số tiền anh nhận được từ Sony/Daybreak, ông chia sẻ rằng "tôi đã được chăm nom bởi Daybreak", và chừng đó là đủ để anh không còn phải nhận trợ cấp từ chính phủ.

Vị triệu phú này chia sẻ: "Tôi từng đi gặp nhân viên trợ cấp của mình để nói cho anh ấy những gì tôi đang làm và anh ấy nói với tôi rằng, 'Nghe này, anh thực sự nên đi kiếm một công việc'. Và tôi thì kiểu: 'Hãy tin ở tôi'." Ngay khi Greene nhận được cuộc gọi từ Daybreak, anh đã lập tức đến gặp nhân viên trợ cấp kia và nói rằng mình đã có thể ngừng nhận trợ cấp. Tất nhiên, anh chàng kia đã rất vui mừng".

Cha đẻ của tựa game tỷ đô

Bluehole (hiện là Krafton Game Union) ở Hàn Quốc đã gọi cho Greene và muốn anh tạo một trò chơi mới, đó chính là PlayerUnknown’s Battlegrounds (PUBG)

Năm 2016, công ty Bluehole (nay là Krafton Game Union) đến từ Hàn Quốc đã gọi cho Greene và muốn anh tạo một trò chơi battle royale của riêng mình. Đây chính là sự ra đời của tựa game PlayerUnknown’s Battlegrounds (hay còn được biết đến dưới cái tên viết tắt PUBG).

Lượt bán của game đầu tiên của PUBG được đưa lên hệ máy Microsoft Windows vào tháng 12/2017 (hệ máy Sony Playstation và Xbox One có được trò chơi này vào năm 2018). Greene kể lại: "Tôi nhớ rằng lượt bán ra cứ liên tục tăng và tăng, nó không dừng lại cũng không chậm lại. Thậm chí nó còn tăng càng nhanh hơn."

Việc trò chơi ngay lập tức trở nên nổi tiếng khiến cả Greene lẫn Bluehole bất ngờ

Việc trò chơi ngay lập tức trở nên nổi tiếng khiến cả Greene lẫn Bluehole bất ngờ. Anh cho biết: "Tôi nhớ rằng sau khoảng 6 tháng, trò chơi có hơn 3 triệu người chơi cùng một lúc". Đây là con số gấp 3 lần số lượng người chơi dự toán của Bluehole, khiến các kỹ sư của công ty phải tìm cách chỉnh sửa máy chủ của trò chơi để nó có thể chứa được nhiều người chơi hơn.

Hiện tại, Brendan Greene là Giám đốc các dự án đặc biệt ở PUBG Corporation, và PUBG đã bán được hơn 50 triệu bản (số liệu vào năm 2019). Chưa kể, phiên bản điện thoại của trò chơi này cũng đã được tải về bởi hơn 200 triệu người chơi.

Với Greene, sự thành công của ông khá "điên rồ", đặc biệt là khi thành công đến quá bất ngờ chỉ sau vài năm. Trước đó không lâu, anh còn phải nhận trợ cấp của chính phủ trong khi cố gắng phát triển ước mơ của mình. Vị triệu phú tự thân này tâm sự: "Đó là một sự phát triển bất ngờ mà không ai tin tưởng được, và tôi nghĩ đến bây giờ cũng không ai tin rằng điều đó đã xảy ra, và nó đã khiến chúng tôi luôn bình tĩnh".

Công việc cho Greene cơ hội đi vòng quanh thế giới, gặp mặt người hâm mộ ở các sự kiện

Bây giờ, Greene sống ở Amsterdam, nơi mà anh đi xe đạp đi làm vào mỗi buổi sáng đến văn phòng của PUBG Corporation. Anh cũng có rất nhiều chuyến đi tới những nơi khác để quảng bá cho trò chơi của mình. Brendan nói: "Tôi đã sống ở khách sạn nhiều hơn từ ngày tôi bắt đầu với PUBG. Tôi đã đi vòng quanh thế giới khoảng 2,3 lần để gặp những người hâm mộ ở các buổi gặp mặt và sự kiện. Tôi yêu việc này".

Anh cũng nói thêm rằng việc tạo ra một trò chơi tỷ đô không khiến cho ông tự nhiên trở nên sang trọng. Greene kể: "Có rất nhiều lời đồn thổi về tôi như kiểu tôi sống ở trên du thuyền, uống champagne". Nhưng thực sự thì anh vẫn làm việc công việc "from-9-to-5" và có "một cuộc sống khá bình thường". Dù vậy, sự thành công cũng đã khiến cuộc sống của anh thoải mái hơn, có thể chu cấp cho gia đình và cô con gái 13 tuổi và để họ không cần lo lắng về tiền bạc".

Tôi luôn cảm thấy kinh ngạc khi một chế độ chơi tôi giúp tạo ra nhiều năm trước nay đã phát triển trở thành cả một thể loại game

Kể từ khi phát hành vào năm 2017, PUBG đã tăng trưởng chậm lại và nhường đường cho các trò chơi khác – chẳng hạn như Fornite và Apex Legends. Fornite thậm chí vượt qua PUBG về lượt bán ra, thu về 3 tỷ đô lợi nhuận vào năm 2018. Dù vậy, Greene vẫn cảm thấy khá tự hào. Anh tâm sự: "Tôi luôn cảm thấy kinh ngạc khi một chế độ chơi tôi giúp tạo ra nhiều năm trước nay đã phát triển trở thành cả một thể loại game".

Câu thần chú đắt giá mà triệu phú Canada luôn thuộc nằm lòng để kiếm tiền ngay cả lúc ngủ