Phủ thờ Ngọc Sơn công chúa: Nguyên vẹn nét đẹp nhà vườn xưa giữa cố đô Huế

Phủ thờ Ngọc Sơn công chúa với tuổi đời tròn 100 năm là công trình đã chứng kiến bao sự thay đổi mang tính lịch sử của mảnh đất cố đô.

Thái An
Thái An 30/05
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nhà vườn là một nét đặc sắc của cố đô Huế, ở cả góc độ kiến trúc và văn hóa. Tuy nhiên, trải qua những năm tháng biến động cùng lịch sử và xã hội, nhiều công trình đã bị tàn phá.

Phủ đệ công chúa Ngọc Sơn hay Đệ trạch Ngọc Sơn Công chúa cho đến nay vẫn được bảo tồn nguyên vẹn như một minh chứng cho các giá trị lịch sử của ông cha đi cùng với thời gian. Đây cũng là một trong những nhà vườn ít ỏi tại Huế vẫn còn giữ được nguyên vẹn kiến trúc như minh chứng của các giá trị lịch sử với thời gian.

Phủ đệ Ngọc Sơn Công chúa - Nơi gìn giữ những giá trị kiến trúc và văn hóa xưa của cố đô Huế

Phủ đệ Ngọc Sơn Công chúa tọa lạc tại địa chỉ 31 Nguyễn Chí Thanh, phường Phú Hiệp, TP.Huế. Giống như những phủ đệ khác trên đất Huế, côn trình này được thiết kế như một nhà vườn, với kiến trúc chính là một ngôi nhà rường truyền thống.

Phủ thờ Ngọc Sơn công chúa là một trong những ngôi nhà vườn truyền thống tiêu biểu ở Huế. Phủ thờ khá rộng với diện tích gần 2.400m vuông. Từ lối ngoài đi vào phủ là những hàng cây được cắt tỉa gọn gàng làm tác dụng làm hàng rào. Phía trên hai trụ cổng xuất hiện hai hình tượng "lân mẫu xuất lân nhi" mang ý nghĩa hạnh phúc gia đình.

Phu tho cong chua ngoc son 1

Ngôi phủ được xây dựng theo lối "trùng thiềm điệp ốc" với mái chồng lên mái, nhà nối liền nhà. Đây là một ngôi nhà vườn 3 gian 2 chái cùng với nhà phụ và nhà bếp. Công trình được quét vôi màu bằng, bên ngoài thể hiện theo hai lối Âu và ta, bên trên được lợp ngói liệt cùng các chi tiết trang trí "mây hóa long".

Về bố cục tổng thể Phủ thờ Ngọc Sơn công chúa tuân thủ theo thuật phong thủy tiêu chuẩn của một nhà vườn tại Huế với phía trước là minh đường, tiền án; hai bên tả hữu có thanh long - bạch hổ, sau lưng có hậu chẩm. Kiến trúc chính là một ngôi nhà rường ba gian hai chái truyền thống với bộ khung kết cấu bằng gỗ, mái lợp ngói liệt; kế bên là nhà phụ, nhà bếp. Phía trước nhà là một khoảng sân vườn rộng rãi.

Nhà vường được mở về hướng Tây, quay lưng ra đường để tránh ồn ào, bụi bặm. Lối đi vào nép một bên sườn nhà tạo thành đường cong mềm mại, duyên dáng. Cũng vì thế mà trước nhà không có bình phong mà được thay bằng một hòn non bộ có chiều cao và quy mô vừa phải.

Phu tho cong chua ngoc son 3
Hòn non bộ tại Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn được tạo tác tinh tế và tái hiện lại nhiều công trình nổi tiếng của Cố đô Huế

Với bố cục như vậy nên công trình không có cổng, vòm bề thế theo lối thông thường mà chỉ có hai trụ cổng, phía trên có đắp hình “lân mẫu xuất lân nhi”.

Công trình được xây dựng vào năm 1921 dưới thời vua Khải Định. Phò mã Nguyễn Hữu Tiễn đã sống ở đây cùng người vợ thứ hai và có 7 người con. Trên quan trường, phò mã Nguyễn Hữu Tiễn giữ nhiều chức vụ quan trọng, tới hàm Chánh nhất phẩm.

Phu tho cong chua ngoc son 2

Vì được xây dựng dưới thời vua Khải Định nên Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn chịu ảnh hưởng của kiến trúc và vật liệu, kỹ thuật xây dựng phương Tây. Có thể thấy rất rõ điều này qua các ô cửa trong kính ngoài chớp. Phần mái ở hồi nhà vươn ra bằng những công-son bê tông cắm thẳng vào tường, những trang trí trên vòm cửa đầu hồi, trụ gạch hiên sau. Tất cả những chi tiết này vẫn hài hòa với những chi tiết của nhà rường truyền thống như khung gỗ kết cấu, ngói liệt, các trang trí mái hay ngoại thất sân vườn.

de trach ngoc son cong chua 2
Khu vực thở phụng công chúa Ngọc Sơn trong phủ đệ

Một điều thú vị khác là ngôi nhà được cải tạo, xây thêm một khối kiến trúc phía trước ở ba gian giữa, tạo thành điểm nhấn trước nhà. Khối kiến trúc này hợp với ngôi nhà cũ tạo thành kiểu “trùng thiềm điệp ốc” quen thuộc trong các công trình cung đình ở Huế.

Ngay trong vườn nhà, phía bên trái có một ngôi mộ. Đó là mộ của bà quận chúa Công Tôn Nữ Thị Trân, người vợ sau của phò mã Nguyễn Hữu Tiễn. Ngôi mộ trong vườn như một biểu tượng về tình nghĩa, đạo hiếu của những người trong gia đình, là sự kết nối giữa hiện tại với quá khứ.

Tính tới nay, Phủ thờ Ngọc Sơn công chúa đã truyền tới đời thứ năm (tính từ đời phò mã Nguyễn Hữu Tiễn) và vẫn được con cháu chăm sóc, giữ gìn.

Phu tho cong chua ngoc son 4
Phía bên trong phủ thờ, được đặt trịnh trọng phía giữa là án thờ, phía trên có bức hoành phi Ngọc Sơn Công Chúa Từ. Án thờ được bày theo lối tiền Phật hậu linh

Hiện, Phủ thờ công chúa Ngọc Sơn là tư gia của nhà sử học, nhà nghiên cứu Phan Thuận An. Phu nhân của ông, bà Nguyễn Thị Sương là hậu duệ của phò mã Nguyễn Hữu Tiễn. Hiện hai vợ chồng nhà nghiên cứu Phan Thuận An đang sinh sống cùng con cháu ở đây đồng thời chăm sóc, bảo tồn di sản quý giá này.

Nhà nghiên cứu Phan Thuận An vẫn được biết đến là “cây đa, cây đề” trong giới nghiên cứu văn hóa - lịch sử ở Huế. Ông được mệnh danh là “nhà Huế học”. Với một tinh thần Huế, cốt cách Huế và là một tri thức uyên bác, ông đã cùng gia đình gìn giữ Phủ thờ - nhà vườn công chúa Ngọc Sơn như một “bảo tàng sống” về văn hóa và con người Huế.

Ở đó không chỉ những giá trị di sản vật thể - kiến trúc được bảo tồn, mà như ông nói: “Có một loại di sản quý báu khác nữa là các hậu duệ đang sống trong phủ thờ này vẫn cố gắng gìn giữ được các giá trị văn hóa tinh thần truyền thống tốt đẹp của tiền nhân. Đó là “phần hồn” của di sản”.

Phu tho cong chua ngoc son 5
Ngôi phủ còn lưu giữ được những kỷ vật của phò mã Nguyễn Hữu Tiễn cho đến bây giờ. Từ những chiếc huy chương do vua Khải Định ban tặng cho đến những vật dụng thường ngày như bộ khay trà, bộ ăn trầu, tủ kính, bộ đầu hồ,...

Nơi đây cũng là một địa chỉ văn hóa, nơi giao lưu học thuật của giới nghiên cứu văn hóa - lịch sử Huế và là điểm đến của những người yêu Huế. Tại đây, có rất nhiều sách vở, thư tịch, tài liệu lịch sử quý giá về Huế và triều Nguyễn được bảo tồn, lưu giữ qua nhiều thế hệ.

Công chúa Ngọc Sơn (tên thật là Nguyễn Phúc Hỷ Hỷ, 1886 - 1905) là con gái vua Đồng Khánh, được gả cho con trai quan đại thần Đông Các Đại học sĩ Nguyễn Hữu Thảng, tức phò mã Nguyễn Hữu Tiễn. Đáng tiếc, cuộc hôn nhân này quá ngắn ngủi vì công chúa qua đời sớm ở tuổi 20 sau khi sinh hạ một con gái. Thể theo nguyện vọng của công chúa trước khi qua đời, sau khi mãn tang vợ, ông Nguyễn Hữu Tiễn đã kết hôn với quận chúa Công Tôn Nữ Thị Trân - con gái của Kiên Quận công Nguyễn Phúc Ưng Quyển, em ruột vua Đồng Khánh.

Phủ đệ trong giá trị văn hóa cố đô Huế

Phủ đệ là nơi ở của các vương tôn, hoàng tử và công chúa thời Nguyễn. Phủ là nơi ở của các hoàng thân, hoàng tử sau khi lập gia đình, từ đó mới phái sinh danh xưng phủ thiếp để gọi người vợ của hoàng tử, tức là con dâu của nhà vua. Tùy theo tôn tước của chủ nhân được triều đình tập phong là tước công hay tước vương mà phủ ấy được gọi là công phủ hay vương phủĐệ là lối gọi tắt của từ đệ trạch, là nơi ở của công chúa sau khi hạ giá, tức là công chúa đã được gả chồng.

Về sau, người ta thường dùng chữ phủ đệ để gọi chung cho nơi ở của các ông hoàng, bà chúa đã thành thân. Khi những ông hoàng, bà chúa ấy trở thành người thiên cổ, tòa chính đường trong phủ, nơi trú tất của các ông hoàng, bà chúa lúc sinh thời, trở thành nơi thờ tự vong linh của chính họ. 

Phu tho cong chua ngoc son 6

Mỗi phủ đệ đều có tên riêng, dựa theo tôn tước của chủ nhân. Tên của các phủ thường là tên huyện mà vị thân công, hoàng tử ấy được triều đình tập phong như: Tùng Thiện vương phủ, Tuy Lý vương phủ, Thọ Xuân vương phủ, Định Viễn quận vương phủ, Phước Long quận công phủ, Thường Tín quận công phủ… Tên của đệ trạch thường gọi theo danh hiệu của vị công chúa chủ nhân đệ trạch ấy như: An Thường công chúa đệ, Ngọc Sơn công chúa đệ…

Đầu triều Nguyễn, các phủ đệ đều tọa lạc bên trong Kinh Thành Huế, theo nguyên tắc “nam tả, nữ hữu”, nghĩa là phủ của các thân công, hoàng tử thì ở về phía trái, còn đệ trạch của các công nữ thì ở về phía phải của Kinh Thành.

Phu tho cong chua ngoc son 9
Phủ đệ Tùng Thiện vương hiện đang tọa lạc tại số 91 Phan Đình Phùng

Năm 1846, Tùng Thiện công Miên Thẩm, hoàng tử thứ 10 của vua Thiệu Trị rời Kinh Thành tìm về bên dòng sông Lợi Nông, mua một khoảnh đất rộng, lập nên Tiêu viên, sau đổi là Ký Thưởng viên với 16 sở đường lâu các, rồi rước mẹ là bà Thục Tân từ Tử Cấm Thành về ở với ông để tiện bề phụng dưỡng. Đó là vương phủ đầu tiên nằm ngoài Kinh Thành Huế, mở đầu cho lịch sử hình thành phủ đệ của các ông hoàng bà chúa ở kinh đô.

Nối gót Tùng Thiện công Miên Thẩm, nhiều hoàng thân, quốc thích cũng tìm đến những vùng đất bên ngoài Kinh Thành để dựng phủ. Cuộc sống quyền quý của các thành viên hoàng gia ở trong cung cấm, theo đó mà thâm nhập vào đời sống dân gian, cho dù ở nơi ở mới, cánh cửa phủ đệ vẫn lặng lẽ đóng kín nhưng khoảng cách giữa thường dân với các bậc quyền quý trong cung đã phần nào được khỏa lấp và văn hóa cung đình cũng theo đó mà lan tỏa khắp chốn kinh kỳ.

Những vùng đất trù phú, thanh bình dọc hai bờ sông Lợi Nông, từ Phủ Cam xuôi về An Cựu, ở làng Kim Long, thôn Vỹ Dạ, xóm Gia Hội hay vùng Chợ Cống... là những nơi được nhiều ông hoàng, bà chúa lựa chọn làm nơi dựng phủ, lập đệ. Theo thời gian, những vùng đất này đã trở thành nơi bảo lưu “dấu tích lưu trú” của các ông hoàng, bà chúa thời Nguyễn.

Phu tho cong chua ngoc son 8
Cung An Định, một trong những phủ đệ nổi tiếng nhất tại Huế

Thuở hoàng kim, xứ Huế có khoảng 150 phủ đệ ở khắp trong ngoài Kinh Thành, tuy nhiên, cùng với sự suy tàn của Nhà Nguyễn, phủ đệ cũng theo đó mà dần biến mất.

Đầu thập niên 90 của thế kỷ trước, Huế còn lưu giữ khoảng 85 phủ đệ, tập trung ở các khu vực: phía đông bắc Thành Nội, An Cựu, Kim Long, Vỹ Dạ và Gia Hội. Hiện tại, do tốc độ đô thị hóa ngày càng nhanh, các phủ đệ cũng theo đó mà trở nên nhỏ bé dần hoặc biến mất hoàn toàn.

Hiện tại, mặc dù còn rất ít những phủ đệ còn được bảo tồn nguyên vẹn như Đệ trạch Ngọc Sơn công chúa nhưng thế giới trầm lắng, bí ẩn, luôn ẩn khuất đằng sau các cánh cửa gỗ hàng trăm năm tuổi của phủ đệ lại đang dần thu hút ngày càng nhiều hơn sự quan tâm của những người trẻ có lòng hướng về các giá trị xưa cũ.

Xem thêm: Tiến sĩ Việt dùng 7 năm ròng tái hiện Cố đô Huế giữa vườn nhà để cha mẹ được ngắm quê hương mỗi ngày

Đọc thêm

Tiến sĩ Nguyễn Thanh Tùng đã dùng 7 năm liên tục để hoàn thiện công trình "Cố đô Huế thu nhỏ" theo tỉ lên 1/700 ngay trong khu vườn sau nhà để cha mẹ được thỏa nỗi nhớ quê khi sức khỏe không còn cho phép các cụ đi lại nhiều. Mô hình với độ tinh xảo như thật hiện đang thu hút sự chú ý lớn từ CĐM.

Tiến sĩ Việt dùng 7 năm ròng tái hiện Cố đô Huế giữa vườn nhà để cha mẹ được ngắm quê hương mỗi ngày
0 Bình luận

Chính phủ đã thông qua quyết định thành lập Quỹ vaccine phòng COVID-19 để tiếp nhận các nguồn ủng hộ từ trong và ngoài nước nhằm mua, nhập khẩu vaccine, nghiên cứu, sản xuất vaccine,... Vậy, có thể đóng góp cho Quỹ vaccine phòng COVID-19 theo các hình thức nào?

Chiến dịch ủng hộ Quỹ vaccine phòng COVID-19 của Việt Nam
0 Bình luận

Nổi tiếng là một doanh nhân giàu có, ông Dũng "lò vôi" vẫn khiến nhiều người xôn xao khi hiến mảnh đất 1.000 tỷ để chống COVID-19.

Ông Dũng 'lò vôi' giàu cỡ nào mà muốn hiến mảnh đất 1.000 tỷ để phòng chống COVID-19? 
0 Bình luận

Tin liên quan

Người Rục là 1 trong 10 bộ tộc bí ẩn nhất hành tinh, cho đến nay vẫn chưa được giải mã hết. Họ có thế giới tâm linh bí ẩn và những phép thuật kỳ lạ.

Thế giới tâm linh và phép thuật kỳ lạ của người Rục Việt Nam - 1 trong 10 bộ tộc bí ẩn nhất hành tinh
0 Bình luận

Ở tuổi 36, nhan sắc của Vân Hugo vẫn khiến không ít cô gái tuổi đôi mươi ghen tị. Chia sẻ về bía quyết của bản thân, nữ MC cho biết khi tự biết yêu lấy chính mình, cuộc sống sẽ trở nên tốt đẹp hơn và vẻ ngoài tự nhiên "sẽ dễ nhìn" hơn.

Vân Hugo: Khi biết yêu bản thân, ắt hẳn sẽ dễ nhìn
0 Bình luận

Sau thời gian dài im ắng hậu scandal, hotgirl Trâm Anh mới đây tiếp tục khiến cư dân mạng chú ý khi đăng dòng trạng thái xác nhận "Lại biết yêu"

Trâm Anh phá vỡ lời thề 5 năm, xác nhận 'lại biết yêu' khiến cộng đồng mạng không khỏi xôn xao
0 Bình luận


Bài mới

Hội Xuân Yên Tử vùng đất linh thiêng trong kí ức của người Việt từ xưa tới nay

Theo thông tin chính thức từ Ban tổ chức, Lễ hội Xuân Yên Tử 2025 được chính thức khai hội vào ngày 10, tháng Giêng, năm Ất Tỵ (tức ngày 07/02/2025) tại Trung tâm Văn hóa Trúc Lâm (xã Thượng Yên Công, TP Uông Bí) và kéo dài suốt ba tháng đầu năm.

Các nhà vô địch giải Marathon quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh Techcombank mùa thứ 7 lộ diện

20.000 người đã tham gia vào chuỗi các hoạt động đa dạng và thú vị xuyên suốt Tuần lễ du lịch Thành Phố Hồ Chí Minh với chủ đề “Sống động mùa lễ hội”.

Giải Marathon quốc tế Thành phố Hồ Chí Minh Techcombank mùa thứ 7

Mùa giải thứ 7 hứa hẹn mang đến những màn tranh tài kịch tính giữa các vận động viên xuất sắc trong nước và quốc tế. Sự kiện sẽ được phát sóng trực tiếp trên HTV, hứa hẹn mang lại trải nghiệm hấp dẫn và trọn vẹn cho khán giả yêu thích chạy bộ

Trải nghiệm độc đáo dịp Tết Nguyên Đán tại Bamboo Sapa Hotel

Du lịch dịp Tết Nguyên đán dần trở thành xu hướng thịnh hành với nhiều người Việt những năm gần đây. Nếu bạn và gia đình đang tìm kiếm một điểm đến hấp dẫn, hãy đến với Bamboo Sapa Hotel để trải nghiệm không gian Tết truyền thống ấm cúng, sum vầy, thưởng thức món ăn đặc sản Tây Bắc và khám phá núi rừng Sapa.

63 nghìn người tham dự Lễ hội áo dài Hà Nội 2024

Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024 được triển khai từ tháng 8 và các hoạt động trọng tâm được diễn ra trong 3 ngày, từ ngày 4-6/10/2024 tại Trung tâm bảo tồn di sản Thăng Long – Hà Nội với rất nhiều các hoạt động.

Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ 3 có 42 quốc gia tham dự

Giải Marathon Quốc tế Hà Nội Techcombank Mùa thứ 3 đã diễn ra thành công với sự tham gia của hơn 10.000 vận động viên đến từ 42 quốc gia.

Ngày hội văn hóa hữu nghị 'Sắc màu ASEAN' - Sự kiện hứa hẹn sẽ là một bữa tiệc văn hóa đa sắc màu

Với các hoạt động như Triển lãm “Sắc màu văn hóa ASEAN;” Giao lưu văn hóa hữu nghị “Sắc màu ASEAN", sự kiện hứa hẹn sẽ là một bữa tiệc văn hóa đa sắc màu, thu hút sự quan tâm của đông đảo người dân Thủ đô và du khách quốc tế.

“Phiên Chợ Mùa Hè - Mua Gì Cũng Tặng”: Quy Tụ nhiều Tiktoker Nổi Tiếng & Nông sản Việt Nam chất lượng cao tại Nhà thi đấu Trung tâm TDTT (01 đường Hoa Phượng TP.HCM)

Vào ngày 03/08 này, quận Phú Nhuận sẽ trở nên sôi động hơn bao giờ hết với chương trình “Phiên Chợ Mùa Hè - Mua Gì Cũng Tặng” cùng hơn 40 gian hàng khác nhau với sự đồng hành của các Tiktoker nổi tiếng.

Chú sư tử biển California đầu tiên chào đời tại Việt Nam

Cuối tháng 6 vừa qua, Thủy cung Lotte World Hà Nội lần đầu tiên chào đón sự ra đời của một chú sư tử biển California. Được biết, đây cũng là chú sư tử biển California đầu tiên được sinh ra tại Việt Nam.

Crystal Bay Card ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn

Sáng ngày 06/06/2024, tại TP. Hồ Chí Minh, Crystal Bay Card đã ký kết hợp tác toàn diện với Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn; qua đó tiếp tục hoàn thiện mô hình Nghỉ dưỡng Sức khỏe Wellness Tourism.

Giỏ trái cây - Sự lựa chọn hàng đầu khi tìm kiếm một món quà đặc biệt

Giỏ trái cây đã trở thành một trong những sản phẩm được yêu thích và lựa chọn hàng đầu khi tìm kiếm một món quà tặng đặc biệt. Với sự phát triển của nền kinh tế, người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến việc chọn lựa những món quà tặng ý nghĩa để thể hiện tình cảm và sự quan tâm đến người nhận.

Việt Nam lọt top 3 những điểm đến châu Á thu hút khách châu Âu

Mới đây, trên nền tảng du lịch kỹ thuật số Agoda công bố Việt Nam đứng thứ 3 trong danh sách những điểm đến châu Á thu hút khách châu Âu dựa trên lượt tìm kiếm chỗ ở.

Huế tham gia thành phố sáng tạo UNESCO qua giá trị ẩm thực

Việc Huế tham gia mạng lưới các thành phố sáng tạo của UNESCO sẽ là cơ hội lớn khẳng định vai trò, vị thế của mình trong quá trình hội nhập.

Thác Bản Giốc lọt top thác nước đẹp nhất thế giới

Vừa qua, thác Bản Giốc (Cao Bằng) vinh dự được tạp chí du lịch quốc tế Travel+Leisure (Mỹ) xếp vào 21 thác nước đẹp nhất thế giới.

Cảnh đẹp Việt Nam xuất hiện tại quảng trường Thời Đại ở Mỹ

Những hình ảnh ấn tượng về các điểm du lịch nổi tiếng tại Việt Nam như Vịnh Hạ Long, Hội An, Sapa, Đà Nẵng,…đã xuất hiện tại Times Square, một trong những khu vực đông đúc và sôi động nhất của New York (Mỹ).

Xác lập kỷ lục mới cho bánh mì Việt Nam

Tổ chức Kỷ lục Việt Nam lần đầu trao bằng xác lập kỷ lục 150 loại nhân và món ăn kèm cho bánh mì Việt Nam tại lễ khai mạc Lễ hội bánh mì lần thứ 2.

Đề xuất