NLXH: "...sống bằng cái đầu của người khác"

"Nếu không sống bằng cái đầu của mình thì có nghĩa là bạn đang sống bằng cái đầu của người khác...".

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

“Tôi tư duy, tức là tôi tồn tại.” Mệnh đề nổi tiếng của triết gia duy lí Descartes đã nhận chân đúng tầm quan trọng của tư duy con người. Mỗi sinh thể đều là một nguyên bản độc đáo. Tức là mỗi người đều sống theo nhận thức, thế giới quan, nhân sinh quan của riêng mình. Thử đặt một giả thiết rằng, liệu có đúng hay không khi “Nếu không sống bằng cái đầu của mình thì có nghĩa là bạn đang sống bằng cái đầu của người khác”?

Cuộc đời sẽ không còn đa sắc nếu tư duy của mỗi cá nhân đều là bản sao chép khôi hài từ nhận thức của người khác.

Con người là một tiểu vũ trụ đầy bí ẩn trong mối quan hệ tương tác với đại vũ trụ. Mỗi sinh thể khi chào đời đều có những khả năng bẩm sinh trước khi rèn luyện, va đập với đời sống. Chính tư duy khác biệt kiến tạo nên những giá trị độc đáo của bản thân ta. Sự khước từ “sống bằng cái đầu của mình”, quy phục bằng việc “sống bằng cái đầu của người khác”. Chính sự từ chối, đầu hàng ấy là lưỡi hái tử thần gặt đi sự tồn tại hữu danh, có ý nghĩa của mỗi con người. Không gì đau đớn hơn việc tự mình bôi xóa, phủ định, chối bỏ đi giá trị bản thể của chính mình.

Nhờ vào việc sở hữu khối óc phát triển bậc nhất, khả năng vận dụng lí trí, con người là động vật cấp cao đứng đầu trong thang bậc tiến hóa. Ong xây tổ chỉ theo bản năng xây dựng nơi trú ẩn. Nhưng những Tah Mahaj – chứng nhân của tình yêu vĩnh cửu, Kim Tự Tháp – bảo chứng cho văn minh nhân loại thời kì đầu, đều được kiến thiết bằng sự tính toán dụng công kĩ lưỡng và nhu cầu thẩm mỹ hướng tới cái đẹp. Chính việc tư duy đã giúp con người loại bỏ bản năng nguyên thủy, biết sống có tình thương, hướng đến văn minh, tiến bộ.

nlxh-song-bang-cai-dau-cua-nguoi-khac-6

Ý nghĩa của sự sống nhân sinh như thể sự trưởng thành của cây mao trúc, cần cù bén rễ kiên trì trong 5 năm thầm lặng để vút cao, phát triển, ngang nhiên giữa trời xanh. Con người là một phần cộng sinh trong xã hội, có tương quan bình đẳng với người khác. Ấy thế mà có người chịu sống kiếp đời tầm gửi neo nhờ nương đậu, sống phụ thuộc vào “cái đầu của người khác”, tự hạ thấp giá trị cá nhân của mình. Mỗi chúng ta đều có giá trị tự thân, hà cớ gì phải mượn “bình ốc” nhận thức của kẻ khác để tồn tại vô ích như loài ốc mượn hồn?

Tôi rất tâm đắc với một câu ngạn ngữ Nga: “Nếu số phận chia cho bạn những quân bài xấu thì hãy để sự khôn ngoan biến bạn thành người chơi giỏi.” Phải! Khôn ngoan ở đời là khi ta biết sống bằng “cái đầu của chính mình”, giải quyết bài toán số phận theo phương cách riêng để tìm ra đáp số hạnh phúc cho cuộc đời mình. Mỗi người là một phận số, sẽ không bao giờ có mẫu số chung cho mọi vấn đề. Nếu ta không tự vận hành để tìm con đường ngắn nhất băng qua khó khăn, mà dựa dẫm vào cách giải của người khác, an phận đi theo lối mòn, thì vấn đề vẫn còn nan giải, bài toán thử thách vẫn sẽ hoàn dở dang.

Cuộc đời của nàng hậu H’Hen Niê sẽ vẫn còn là một mối tơ vò nếu ngày trước cô sống bằng “cái đầu của người khác”, chấp nhận hôn nhân ở tuổi 14 theo tập quán, lệ làng. Bằng việc tháo gỡ định kiến, tư duy bằng “cái đầu của riêng mình”, để từ buôn làng đến vũ đài nhan sắc quốc tế, “viên ngọc đen” giản dị H’Hen Niê trở thành niềm tự hào của đất nước, tiến sâu vào top 5 cuộc thi Hoa hậu Hoàn vũ thế giới. Cô là minh chứng độc đáo cho người dám sống bằng tư duy khác biệt. Không chỉ thay đổi đời mình, H’Hen Niê còn truyền cảm hứng, động lực, tác động đến những suy nghĩ còn lắm rêu phong của người khác.

Nhưng như lời Đức Phật dạy: “Giọt nước chỉ hòa vào biển cả mới không cạn mà thôi”. Như Karl Marx đã từng khẳng định: “Con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội”. Không ai là đứng độc lập, tách biệt với cộng đồng. Những kiến thức, tư duy mà ta thu nhận được khổng chỉ là sáng kiến của bản thân ta mà còn phải chịu tác động, ảnh hưởng của tư duy người khác, lĩnh hội từ những tri thức chung của văn minh nhân loại. Mọi thành tựu mới xuất hiện đều phải kế thừa từ những giá trị trước đó. Như đầu máy xe lửa có thể ra đời, tác động mạnh mẽ đến việc lưu thông hàng hóa, sản xuất công nghiệp vì đã có phát minh ra máy hơi nước của James Watt. Nền kinh tế chia sẻ thuận tiện, tiết kiệm cho người sử dụng như Grab, Uber, Airbnb,… sẽ vận hành ra sao nếu không có nền tảng của hệ thống mạng internet vạn vật kết nối. Bằng việc kết hợp linh hoạt cái đầu của mình và người khác, nhân loại đã từng bước phát triển, tiến bộ bằng những phát minh phục vụ vì con người.

Nếu chỉ sống bằng tư duy của bản thân, không chịu tiếp nhận ý kiến từ xung quanh, ta sẽ chỉ mãi là chú ếch ngồi đáy giếng với khoảng trời tầm nhìn nhỏ hẹp chỉ bằng cái vung. Nhưng cũng sẽ bi kịch lắm thay nếu ta chỉ sống bằng cái đầu của người, không có chính kiến độc lập thì suốt đời ta chỉ là một chú cừu nhỏ trong đàn, chỉ biết tuân phục đi theo số đông. Người bản lĩnh là người biết sống tiếp thu nền tảng cơ bản từ kiến thức chung của nhân loại và mạnh dạn, táo bạo trong sáng tạo, nâng cao nhận thức bằng tư duy khác biệt.

Vấn đề đáng lo ngại được đặt ra là: Một xã hội sẽ phát triển thế nào? Một quốc gia sẽ tiến bộ ra sao nếu mỗi cá nhân đều sống bằng “cái đầu của người khác”, để tiếng nói xung quanh lấn át tư tưởng của mình? Một phần tử nhỏ đã thấy nguy hại. Vậy sẽ đáng sợ thế nào nếu một quốc gia đánh mất đi bản sắc văn hóa, căn tính dân tộc riêng nếu cứ mãi lo du nhập, tôn sùng nền văn hóa ngoại? Viễn cảnh ấy ắt sẽ không xa hiện thực nếu chúng ta cứ mãi thờ ơ. Khi trong một thời đại phát triển như vũ bảo, thế giới dần được san phẳng, mọi biên giới dần bị xóa nhòa thì vấn đề suy nghĩ bằng “cái đầu của mình” của một quốc gia cần đáng được quan tâm hơn bao giờ hết.

Đúng vậy! “Nếu không sống bằng cái đầu của mình thì có nghĩa là bạn đang sống bằng cái đầu của người khác.” Đó không còn là một giả thiết được đặt ra mà là một mệnh đề xác tín, một lời mệnh lệnh thúc giúc con tim, để cải tạo nhận thức và biến đổi hành động. Chúng ta hãy sống bằng cái đầu tỉnh táo, bản lĩnh của cá nhân, biết tiếp thu, kế thừa những giá trị tốt đẹp chung, biết độc lập suy nghĩ bằng lập trường của bản thân mình.

Giống như cách tiếng chim ngoài vườn báo buổi bình minh, xé toạc thinh không yên ả, ý kiến trên như một lời phản tỉnh dội vào tâm thức. Tôi có dịp được nhìn lại mình, được nghe tiếng nói bên trong bản thể cất tiếng. Trước bao thanh âm ồn ả, đông đảo ngoài kia, tôi đã từng không biết bao lần khuất phục, đè nén, bỏ mặc ý kiến của bản thân mình. Nhưng ta không thể sống một cuộc đời của riêng mình, nếu mãi sống bằng “cái đầu của người khác”.

(HUỲNH THANH THẮNG, 12CV THPT Nguyễn Thượng Hiền, Niên khóa 2016-2019)

Xem thêm: NLXH 200 chữ: “Thước đo của đời người không phải thời gian mà là sự cống hiến”

Đọc thêm

Đề bài: "Đừng sợ hãi vì con sẽ mất đi một ai đó. Hãy lo sợ chỉ khi con đánh mất bản thân mình để cố chiều lòng người khác", Coco (2017).

NLXH 200 chữ: 'Đừng sợ hãi vì con đánh mất đi ai đó'
0 Bình luận

Chung tôi xin giới thiệu tới các bạn Nghị luận xã hội 200 chữ về câu: "Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu", mong bạn đọc có thể học tốt môn Ngữ văn 12 hơn.

NLXH 200 chữ: 'Đừng nói những điều đã đọc mà hãy nói những điều đã hiểu'
0 Bình luận

Đề bài: Viết đoạn văn ngắn về câu nói: Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ 200 chữ.

NLXH 200 chữ: Có ba điều làm hỏng một con người: rượu, tính kiêu ngạo và sự giận dữ
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất