Ít ai biết về nguồn gốc bi thảm của ngày lễ tình nhân Valentine

Có thể bạn sẽ không ngờ ngày lễ dành cho các đôi tình nhân trên khắp thế giới lại có nguồn gốc đẫm máu đầy bi thảm.

Minh Hằng
Minh Hằng 08/02
Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Nguồn gốc thực sự của ngày Lễ Tình nhân Valentine không phải gồm toàn hoa hồng, chocolate và những tấm thiệp xinh xắn tràn đầy yêu thương. Thay vào đó, ngày lễ dành cho những cặp uyên ương này lại có cảm hứng từ một câu chuyện đẫm máu của tội ác, tù đày và cái chết của một người đàn ông cách đây nhiều thế kỷ.

Câu chuyện này liên quan đến một vị giáo sĩ La Mã sống dưới thời Hoàng đế Claudius II vào thế kỷ thứ 3 sau Công nguyên. Trong thời kỳ này, đế chế La Mã đang trải qua một giai đoạn lịch sử đầy biến động và hỗn loạn, hay còn được gọi là “Cuộc khủng hoảng của Thế kỷ Ba”, khi đế chế bị phân chia thành 3 bang thành chém giết lẫn nhau.

nguon-goc-bi-tham-ngay-valentine-1
Hình minh họa Thánh Valentine của họa sĩ David Teniers III

Trong thời kỳ đen tối này, Hoàng đế Claudius ban hành một mệnh lệnh vô cùng khắc nghiệt, đó là cấm toàn bộ thanh niên trong đế chế kết hôn vì ông tin rằng những người lính không lấy vợ có khả năng chiến đấu tốt hơn so với những người đã kết hôn. Khi vận mệnh của đế chế bị đe dọa, Hoàng đế Claudius cần phải huy động tối đa mọi nguồn lực sẵn sàng cho chiến tranh.

Trong bối cảnh đó, một giáo sĩ dũng cảm tên là Valentine đã đứng ra làm lễ thành hôn trong bí mật cho các cặp đôi yêu nhau ở La Mã, vì ông tin rằng hôn nhân là món quà thiêng liêng mà Chúa trời ban cho con người. Tuy nhiên hành động này của ông cuối cùng bị phát giác, và ông bị Claudius bỏ tù.

Theo nhà văn Greg Tobin, nhiều người cho rằng những tấm thiệp tình yêu ngày Valentine có nguồn gốc từ những mẩu giấy thể hiện tình yêu thương và ngưỡng mộ mà trẻ em tuồn vào qua song sắt nhà tù cho Valentine, cũng như lá thư đề chữ “Your Valentine” trước ngày bị hành quyết của ông, tuy nhiên đây có thể chỉ là một tình tiết được người đời thêm thắt vào cho câu chuyện đầy bi kịch này.

Số phận của giáo sĩ Valentine cuối cùng cũng được định đoạt khi Hoàng đế Claudius ra lệnh xử trảm ông vào ngày 14/2 năm 273. Tuy nhiên, ông đã được Giáo hội công nhận là một người “tử vì đạo” và phong thánh cho ông, vì ông đã sẵn sàng hy sinh thân mình để đứng ra tổ chức lễ thành hôn cho đôi lứa yêu nhau, vì tình yêu với Chúa và lòng yêu thương con người.

Đến cuối thế kỷ thứ 5, Giáo hoàng Gelasius I đã tuyên bố lấy ngày 14/2 hàng năm là ngày tưởng niệm Thánh Valentine, và ngày này đã trở thành ngày lễ dành cho các cặp tình nhân khi các nhà văn sau đó vài thế kỷ như Geoffrey Chaucer và Shakespeare đã đưa ngày lễ lãng mạn đó vào các tác phẩm nổi tiếng của mình.

nguon-goc-bi-tham-ngay-valentine-2

Một số sự thật thú vị khác về ngày Valentine

1. Theo một khảo sát trực tuyến của tờ Independent, giáo viên là những người nhận được nhiều thiệp Valentine nhất, tiếp theo là trẻ em, các bà mẹ và các bà vợ. Trong số những người mua hoa vào ngày Valentine, 73% là đàn ông và 27% là phụ nữ. Ở Mỹ, có đến 15% phụ nữ tự mua hoa và gửi cho mình vào ngày Lễ Tình nhân.

2. Hình trái tim truyền thống của ngày Valentine xuất phát từ hình dạng của hạt siphium, một loại cây được sử dụng như một loại thuốc tránh thai tự nhiên thời cổ đại. Nghe có vẻ không mấy lãng mạn, tuy nhiên từ xa xưa trái tim được các tôn giáo khắc họa như hình ảnh một cây thông.

3. Hiệp hội Thiếp mừng Mỹ ước tính có khoảng 190 triệu tấm thiệp Valentine được gửi đi mỗi năm ở Mỹ. Người đầu tiên gửi đi thiệp Valentine là một người đàn ông Pháp có tên là Charles, Bá tước xứ Orleans. Vị bá tước này đã bị cầm tù suốt 25 năm tại Tháp London sau trận chiến Agincourt vào năm 1415. Tại nhà tù này, ông đã gửi cho vợ mình một bài thơ tình Valentine thể hiện tình yêu và nỗi nhớ nhung, tuy nhiên nữ bá tước vợ ông đã qua đời trước khi lá thư này đến tay bà.

4. Vào nửa cuối thế kỷ 20, những món quà Valentine điển hình bao gồm những đóa hồng và chocolate được gói bằng lụa satin đỏ trong những chiếc hộp hình trái tim. Tuy nhiên đến thập niên 1980, ngành công nghiệp kim cương bắt đầu quảng bá ngày Valentine như một dịp thích hợp để tặng nhau đồ trang sức, đặc biệt là kim cương.

5. Thuốc kháng sinh penicillin, một trong những phát minh hữu ích và phổ biến nhất trong y học, được phát hiện đúng vào ngày Valentine năm 1928.

Đọc thêm: Những sự thật thú vị về ngày Valentine, số 2 sẽ khiến bạn bất ngờ

Đọc thêm

Như đã biết, ngày lễ tình nhân Valentine là dịp đặc biệt dành cho những đôi yêu nhau. Nhưng bạn có biết Valentine ở các nước khác nhau sẽ có những điều thú vị riêng? Cùng tìm hiểu nhé.

Khám phá những điều thú vị về ngày Valentine trên thế giới
0 Bình luận

Cùng với Valentine đỏ (14/2), Valentine trắng là ngày lễ quan trọng để các chàng trai tặng quà đáp lễ cho các cô gái của mình.

Valentine Trắng: Ngày các chàng trai tặng quà đáp lễ cho các cô gái và những lời chúc ý nghĩa
0 Bình luận

12 cung hoàng đạo nên mặc gì để trở nên xinh đẹp và nổi bật hơn trong ngày hẹn hò đầu năm với người ấy? Dưới đây là những gợi ý cực kỳ thú vị dành cho bạn.

Bật mí cách mix đồ cực quyến rũ cho 12 cung hoàng đạo trong ngày Valentine
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất