NLXH: Hành trình từ đôi chân cháy đến đôi chân sắt của Glenn Cunningham

Đây là một nhân vật mà các bạn học sinh có thể sử dụng làm dẫn chứng trong bài văn nghị luận xã hội của mình.

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Đó là vào một ngày tháng 2 giá buốt, khi ấy Glenn mới là một cậu bé 7 tuổi. Sáng sớm đó, ông cùng các anh chị em của mình đến trường từ rất sớm. Để xoa tan cái lạnh tê tái của vùng Kansas lúc bấy giờ, anh trai của Glenn đã quyết định nhóm lò sưởi. Glenn đứng ngay gần đó, xem anh làm việc.

Nhưng không may, một tai nạn đã xảy ra, ngọn lửa lớn bùng và bắt đầu lan ra. Nó đã đốt cháy toàn thân cậu anh trai nhỏ của Glenn. Và chính Glenn cũng vẫn không bao giờ có thể quên được cảm giác đau đớn khi ngọn lửa liếm rách da thịt ở đôi chân của cậu. Cả hai nhanh chóng được các anh chị em còn lại đưa về nhà.

Khi bác sĩ đến, ông nói rằng không còn hy vọng cho Floyd, anh trai của Glenn, cậu bé đã bị bỏng quá nặng. 9 ngày sau đó, Floyd không nói gì nhiều, chỉ ngân nga một bài thánh ca mà câụ yêu mến. Vào ngày cuối cùng của mình, Floyd lấy bàn tay của mẹ đặt lên má rồi tạm biệt thế gian để về với Chúa. Nỗi đau của cậu cũng chấm dứt từ đó.

Nhưng với Glenn, nhân vật chính của chúng ta, mọi thứ mới chỉ bắt đầu. Cậu bé đã vô tình nghe được câu chuyện của mẹ và người hàng xóm. Glenn đã nghe rõ lời mà người phụ nữ đó nói với mẹ cậu: “Chị cần đối mặt. Con trai chị sẽ trở thành người tàn tật trong suốt phần đời còn lại”. Đó cũng là giây phút Glenn có quyết định lớn nhất cuộc đời mình:

“Con không trở thành một người tàn tật đâu. Bà ấy sai rồi”. Đó là những gì cậu bé nói với mẹ ngay khi bà trở lại bên giường bệnh.

Thật may mắn, Glenn có một người mẹ tuyệt vời. Bà đặt lên trán con trai một nụ hôn trấn an cùng lời khẳng định: “Đúng vậy con trai, bà ấy sai rồi”.

hanh-trinh-tu-doi-chan-chay-den-doi-chan-sat-cua-glenn-cunningham-8

Lời nói ấy không chỉ là lời động viên mang tính chất an ủi, xoa dịu. Những ngày sau đó, mẹ của Glenn luôn giúp cậu bé xoa bóp đôi chân bị teo, không còn nhiều cơ và giây thần kinh. Đôi chân đã mất toàn bộ các ngón của bàn chân trái và chằng chịt những vết sẹo. Glenn những ngày ấy không cảm nhận, càng không điều khiển được đôi chân của mình.

Nhưng ngay khi sức khỏe bắt đầu hồi phục, Glenn Cunningham bắt đầu hành trình tập đi của mình. Đầu tiên cậu tập đứng, rồi vịn vào chiếc ghế nơi nhà bếp để tập đi, Glenn cứ đẩy cái ghế về phía trước rồi nhích theo từng bước. Cậu bé cứ tập đi như thế cho đến lúc mệt nhoài. Đi trong nhà đã vững, Glenn tiếp tục việc luyện tập ở ngoài hàng rào, một mình đối mặt với đôi chân nhỏ, cong queo như muốn xoắn vào nhau,một mình đối mặt với những đau đớn và những lời xì xào từ xung quanh. Glenn vẫn kiên định với quyết định của mình.

Đến mùa Noel năm 1979, 22 tháng sau tai nạn đau thương, Glenn dành tặng cho mẹ món quà bất ngờ. Câu bước đi trên chính đôi chân của mình mà không phải bám víu vào bất kỳ đâu. Cậu bé bắt đầu đi lại, bắt đầu chơi với các anh chị và hạnh phúc vì mình vẫn là một con người có ích. Glenn không chỉ dừng lại ở việc tập đi, cũng không hài lòng với những điều mình đã làm được. Cậu bắt đầu chạy theo những gia súc trong trang trại đến chỗ chúng uống nước. Cậu bé phát hiện ra rằng, việc đi bình thường cho cậu có cảm giác như dao găm vào chân, còn chạy lại mang đến cảm giác dễ chịu hơn rất nhiều. Cậu bé bắt đầu tập chạy từ đó.

12 năm sau, Glenn Cunningham lập kỷ lục điền kinh tại trường trung học, 3 năm tiếp theo cậu lập kỷ lục quốc gia ở đường chạy 1500 mét, khi là một sinh viên đại học. Tới năm 1936, cậu bé Glenn bị cháy đôi chân ngày nào giành huy chương bạc của thế vận hội Olympic Berlin. Lập kỷ lục thế giới vào năm 1938 với thành tích chạy 1500m chỉ trong 4 phút 04.4 giây.

Trong suốt thời niên thiếu, trung học và đến tuổi trưởng thành, Gleen đã làm nên điều mà nhiều người cho là “kỳ tích”. Điều đã giúp Glenn Cunningham tạo nên kỳ tích đó không gì khác chính là triết lý sống “Không bao giờ từ bỏ” của ông.

Xem thêm: 50 câu danh ngôn cực hay vận dụng cho bài nghị luận xã hội

Đọc thêm

Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về giá trị của lịch sử dưới đây giúp học sinh hiểu hơn về vấn đề, biết cách làm khi gặp đề tương tự.

Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về giá trị của lịch sử
0 Bình luận

Chúng ta đang sống trong thời kỳ xã hội phát triển như vũ bão. Công nghệ phát triển kéo theo nhiều tệ nạn, trong đó có hiện tượng nghiện game online.

Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về hiện tượng nghiện game online
0 Bình luận

Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về kỹ năng sống giúp học sinh hiểu hơn về vấn đề, biết cách làm bài khi gặp các đề tương tự.

Dàn ý đoạn văn nghị luận xã hội 200 chữ về kỹ năng sống
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất