Các nhà văn đã sử dụng từ Hán Việt như thế nào?

Hãy cùng xem các nhà văn tài ba trên văn đàn đã sử dụng từ Hán Việt khéo léo như thế nào nhé!

Đỗ Thu Nga Theo dõi
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

TRUNG DU

Từ Hán Việt vừa góp phần tạo nên màu sắc và tinh thần của tác phẩm đó, vừa định hình phong cách viết của tác giả – thường là trang trọng, tao nhã và cổ điển.

Hãy cùng đọc lại những dòng văn của Hoàng Phủ Ngọc Tường trong “Ai đã đặt tên cho dòng sông?”:“Đó là vẻ đẹp trầm mặc nhất của sông Hương, như triết lí, như cổ thi, kéo dài mãi đến lúc mặt nước phẳng lặng của nó gặp tiếng chuông chùa Thiên Mụ ngân nga tận bờ bên kia, giữa những xóm làng trung du bát ngát tiếng gà…”

Bên cạnh những từ Hán Việt được sử dụng bởi không có từ thuần Việt thay thế, như “trung du”, tác giả cũng đã dụng ý sử dụng các từ Hán Việt như “trầm mặc”, “triết lí” và “cổ thi”, vừa gợi lên sự thanh lịch đặc trưng của sông Hương, của xứ Huế, những xúc cảm hoài cổ, rêu phong, vừa thể hiện được vốn tri thức phong phú; cái tôi tài hoa, tinh tế, lãng mạn; lòng yêu tha thiết cùng tình cảm trân trọng mà tác giả dành cho quê hương của mình. 

RẠNG ĐÔNG

Huy Cận đã từng viết trong “Đoàn thuyền đánh cá”:

Vảy bạc đuôi vàng loé rạng đông,

Lưới xếp buồm lên đón nắng hồng.

(Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận)

cac-nha-van-da-su-dung-tu-han-viet-nhu-the-nao

“Rạng đông” là khoảnh khắc mặt trời mới mọc, ánh nắng bừng lên ở phía Đông. Rõ ràng, không có từ thuần Việt thực sự phù hợp để thay thế “rạng đông” mà vẫn đảm bảo sự cô đọng của câu thơ! Bên cạnh đó, tác giả dùng từ “rạng đông” chứ không dùng “bình minh” để người đọc cảm được sự hào sảng, phóng khoáng và niềm hân hoan trước thành quả lao động sau một đêm dài hăng say. 

CHIÊM BAO

Trong văn xuôi, từ Hán Việt khiến cho lời văn có độ trầm bổng, ngân vang như thơ, như nhạc.

Cùng nhớ lại những dòng văn “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân: “Chao ôi, trông con sông, vui như thấy nắng giòn tan sau kì mưa dầm, vui như nối lại chiêm bao đứt quãng.”. “Chiêm bao” mang thanh ngang, tạo cảm giác êm đềm, ngân nga, kết hợp liền với “đứt quãng” mang âm vực cao ở phía sau khiến câu văn thêm phần du dương, tha thiết. 

Xem thêm: "Hâm nóng" cho những từ ngữ quen thuộc trong văn học

Đọc thêm

Những nhận định văn học dưới đây sẽ rất hữu ích cho các bạn học sinh giỏi Văn, các bạn đang ôn thi  THPT.

LLVH: Tinh thần nhân đạo trong văn học
0 Bình luận

"Vũ trụ cò bay" là album đặc biệt, đánh dấu chặng đường 10 năm làm nghề cũng như màn lột xác đầy ngoạn mục của Phương Mỹ Chi. Ấn tượng nơi, đây là nơi cô dùng âm nhạc để truyền tải giá trị văn học.

'Vũ trụ cò bay' của Phương Mỹ Chi: Nơi hội tụ các tác phẩm văn học từ lớp 1 đến lớp 12
0 Bình luận

Những nhận định này vô cùng hữu ích cho các bạn học sinh trong quá trình luyện viết văn và thi cử.

100 nhận định về lý luận văn học hay nhất
0 Bình luận


Bài mới

Gợi ý 10 mẫu mở bài Chí Phèo thức tỉnh, mời bạn cùng tham khảo!

Trong truyện ngắn Chí Phèo của nhà văn Nam Cao, quá trình thức tỉnh của Chí Phèo chính là đoạn thể hiện rõ nét giá trị nhân đạo và ý nghĩa nhân văn. Hãy cùng tham khảo 10 mở bài cho phân đoạn này nhé.

Bắt trend nghị luận xã hội về 'lối sống thư giãn'

Lối sống thư giãn "Chill guy" đang là cụm từ được tìm kiếm rất nhiều trên mạng xã, hãy cùng tham khảo một bài NLXH về lối sống này nhé!

LLVH: 'Đọc thơ, cảm được âm điệu, xem như đã nhập được vào cái hồn thơ...'

Bằng những hiểu biết về Thơ mới đã được học hãy bình luận ý kiến: "Đọc thơ, cảm được âm điệu...".

Hé lộ cách chuyển ý mượt mà trong bài NLXH

Nếu bạn chưa biết cách chuyển ý từ đoạn văn này sang đoạn văn khác thì đừng bỏ qua bài viết này nhé. Lưu ngay lại để vận dụng!

Gợi ý viết nghị luận văn học 200 chữ về thơ

Nghị luận văn học 200 chữ về thơ không khó viết, song bạn cần phải biết được phương pháp để có bài viết chuẩn chỉ và hấp dẫn nhất. Hãy cùng tham khảo nhé!

Chí Phèo và bi kịch khi bị cự tuyệt quyền làm người

Bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người đó là sự mâu thuẫn giữa khát vọng quay trở lại làm một con người, khát khao được đối xử như một con người nhưng không được của Chí Phèo.

Cuộc đời Lão Hạc chồng chất bi kịch: Bi kịch làm cha và bi kịch làm người

Phân tích truyện ngắn Lão Hạc để làm rõ nhận định: Cuộc đời lão Hạc chồng chất những bi kịch: bi kịch làm cha và bi kịch làm người.

10 cách kết bài cho mọi đề NLXH của HSG

Viết kết bài trở nên đơn giản hơn nếu bạn biết vận dụng những cách làm dưới đây. Cùng tham khảo nhé!

Gợi ý kết bài cho mọi dạng so sánh hai tác phẩm văn học

Nếu bạn còn đang loay hoay không biết kết bài cho dạng đề so sánh như thế nào thì đừng bỏ qua bài viết gợi ý dưới đây nhé!

Gợi ý cách trả lời câu hỏi đọc hiểu để đạt điểm tối đa

Đọc hiểu là phần kiến thức quan trọng giúp các bạn học sinh dễ dàng "ăn điểm". Tuy nhiên, để trả lời chính xác cũng cần có phương pháp khoa học.

Gợi ý cách từng đoạn trong bài văn phân tích

Nếu bạn đang loay hoay không biết viết bài văn phân tích thế nào thì đây sẽ là gợi ý hữu ích dành cho bạn.

Gợi ý 7 mở bài áp dụng cho lý luận văn học

Hãy cùng tham khảo 7 mở bài dưới đây để đúc rút ra kinh nghiệm, kỹ năng cho chính bản thân mình khi viết mở bài lý luận văn học nhé!

Khi 'triết lý sống' của các quốc gia đi vào NLXH

Bạn biết không, mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có những triết lý sống độc đáo, mang ý nghĩa đặc biệt riêng. Hãy cùng tìm hiểu để áp dụng cho bài NLXH của mình nhé.

Ưu điểm và nhược điểm của các nhân vật trong văn chương

Nhân vật văn chương thường phản ánh sâu sắc tính cách nhân loại. Vậy nên các nhân vật được xây dựng với nhiều nét ưu - nhược để phù hợp với hoàn cảnh, thời đại.

Tóm tắt quá trình thức tỉnh của nhân vật Chí Phèo trong truyện ngắn cùng tên

Quá trình thức tỉnh của Chí Phèo là nội dung được khắc họa rõ nét nhất, phản ánh tội ác của xã hội phong kiến xưa. Qua đó thể hiện ý nghĩa nhân văn sâu sắc về khát vọng sống tốt đẹp của con người.

Phân tích nhân vật Thị Nở để làm rõ quan điểm 'công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...'

Giải thích ý kiến: "Công việc của nhà văn là ở chỗ phát hiện cái đẹp...". Hãy phân tích nhân vật Thị Nở trong tác phẩm Chí Phèo của Nam Cao để làm rõ ý kiến trên. 

Đề xuất