Tình người trong bom đạn – Câu chuyện nhân văn cảm động

Chiến tranh qua đi, tình người ở lại, lòng tôi vẫn luôn hướng về Hải Lăng, nơi cất giấu những năm tháng khốc liệt của đời lính và cũng là nơi tôi được cứu sống, được sinh ra thêm một lần nữa.

Diệu Nguyễn
3 ngày trước Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Người vợ quyết định nói với chồng: “Anh ơi, nếu vợ chồng mình không đưa anh bộ đội này vào căn cứ tìm đơn vị để họ chạy chữa thuốc men cho anh ấy, chắc anh ấy chết mất”.

Vậy là trong đêm, nhờ móc nối với liên lạc, hai vợ chồng đã cõng tôi ngược lên rừng, vào căn cứ tìm gặp được một đơn vị bộ đội và trao đổi cho đơn vị đó để chạy chữa.

Thật ra lúc đó tôi gần như mê man bất tỉnh, chẳng nhớ được gì nhiều. Chỉ biết rằng người chồng tên Dục, người vợ tên Trí ở xã Hải Vịnh, huyện Hải Lăng, tỉnh Quảng Trị.

Sau đó tôi được chuyển ra Bắc để điều trị vết thương, sau khi lành thì chuyển về công tác ở huyện gần nhà. Sau ngày đất nước giải phóng, tôi tìm mọi cách để liên lạc với hai vợ chồng. Tôi gửi bức thư thứ nhất ngay sau năm 1975 kể lại toàn bộ câu chuyện trên với mong muốn tìm lại ân nhân của mình, ngoài phong bì có ghi địa chỉ như trong trí nhớ. Trong suốt 10 năm liền, tôi gửi rất nhiều bức thư nhưng không có một hồi âm nào. Chiến tranh loạn lạc, niềm hy vọng của tôi ngày một mờ dần. Sau chiến tranh, kinh tế khó khăn nên dù có muốn tôi cũng không có dịp nào để trở lại Hải Lăng tìm cặp vợ chồng ân nhân ngày xưa.

tinh-nguoi-trong-bom-dan-cau-chuyen-nhan-van-cam-dong (1)

Ở bưu điện Hải Lăng, những bức thư không có người nhận, không có địa chỉ rõ ràng theo quy định đến một thời gian nhất định sẽ bị hủy bỏ. Anh Thông, cán bộ bưu tá của huyện là người thực hiện nhiệm vụ hủy các bức thư vô chủ. Trước khi hủy thư, anh cẩn thận mở tất cả bức thư ra và đọc lại một lượt để nếu có tìm được dấu tích của người nhận thì giúp đỡ họ. Vốn là người có trách nhiệm, có tâm với nghề nên khi đọc bức thư của tôi anh Thông đã lặng người, mắt đỏ hoe vì xúc động bởi tình người trong khói lửa chiến tranh. Anh quyết định giữ lại bức thư của tôi và đích thân xuống hai xã Hải Vinh và Hải Thành để giúp tôi tìm lại ân nhân.

Không biết đã bao lần, anh Thông đạp xe đến mòn chân nhưng vẫn không một ai ở hai xã đó biết vợ chồng có tên Trí và Dục. Ròng rã 10 năm, những ám ảnh về câu chuyện xúc động cứ đeo bám mãi anh Thông.

Một hôm, đến xã Hải Vịnh công tác, anh Thông được dịp gặp một người già nhất ở xã, đang ngồi trò chuyện thì anh nhắc đến câu chuyện hơn 10 năm anh giữ bức thư của một người tên Huyên ở Thanh Hóa đi tìm ân nhân của mình, mà khổ nỗi người này chỉ nhớ được mỗi tên chồng tên Dục, người vợ tên Trí ở xã Hải Thành hoặc Hải Vịnh.

Nghe xong, cụ già ngẫm ngẫm một tí rồi bảo: “Hay là thằng Trí với với con Dục nhỉ, có khi là thế đấy, chắc người kia nhớ nhầm nên không tìm được. Với cả bây giờ thằng Dục cũng có vợ mới rồi, vợ nó tên Tiện nên hỏi Trí Dục người ta không biết đâu”.

Sau đó, ông già dẫn anh Thông tới nhà ông Trí Tiện. Lạ lùng thay, đúng vào lúc đó gia đình ông Trí cũng đã làm ngày kỵ cho người vợ quá cố tên Dục.

Sau khi nghe anh Thông kể rõ ngọn ngành câu chuyện, ông Trí quỳ sụp trước am thờ, vái lia lịa. Thì ra đây là cái am thờ mà vợ chồng ông Trí dựng nên để thờ anh bộ đội tên Huyên năm xưa, người mà vợ chồng ông bà nuôi giấu hơn 1 tháng trời trong hầm bí mật tại nhà. Lúc cõng người lính bị thương nặng lên tìm đơn vị, vết thương đã hoại tử, bốc mùi, mê man không biết gì nên vợ chồng ông Trí nghĩ người nọ đã mất. Mặc dù đã cố gắng hết sức để cứu chữa người lính nhưng lực bất tòng tâm, vợ chồng ông Trí day dứt, áy náy lương tâm nên bàn nhau lập một cái am nhỏ trước sân để thờ vong linh của người lính xấu xố.

Không ngờ, chính trong đêm vợ chồng ông Trí cõng người lính ra căn cứ, cả hai bị địch phục kích, ông trí chạy thoát còn bà Dục thì bị địch bắt. Khi ấy bà Dục đang có thai đứa con đầu lòng. Sau này, bà Dục sinh con trong tù, cả hai mẹ con đều mất vì băng huyết. Biết tin ông Trí đau khổ vô cùng. Ở nhà, ông lập hai chiếc bàn thờ, một ở trong nhà để thờ vợ và con, một ở ngoài trời để thờ người lính năm xưa.

Lúc nghe tin anh Thông báo, tôi đã thu xếp vào nhanh nhất để tìm gặp ông Trí. Chúng tôi đã có một cuộc hội ngộ trùng phùng đẫm nước mắt. Tôi và con trai tôi xin được vào nhà để thắp cho mẹ con bà Dục một nén hương thành kính. Tôi và con trai đã ở lại Hải Vịnh một tháng để hàn huyên tâm sự với ông Trí, sau đó cha con ông Trí cũng đã sắp xếp ra nhà tôi ở Thanh Hóa chơi. Chúng tôi cũng kết nghĩa anh em từ đó. Tôi là thương bị nặng nên sức khỏe yếu, dù muốn vào Quảng Trị thắp hương cho ân nhân và đồng đội của tôi nhưng sức khỏe không cho phép. Dù vậy, lòng tôi vẫn luôn hướng về Hải Lăng, nơi cất giấu những năm tháng khốc liệt của đời lính và cũng là nơi tôi được cứu sống, được sinh ra thêm một lần nữa.

Xem thêm: Gặp lại người cũ – Câu chuyện nhân văn đáng ngẫm

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận