Vượt lên nghịch cảnh, nữ họa sĩ khuyết tật biến cánh bướm thành những bức tranh độc đáo

Yêu thích vẻ đẹp của những cánh bướm, nữ họa sĩ khuyết tật – Vũ Thị Nguyệt Ánh đã nỗ lực vươn lên, khởi nghiệp thành công với những bức tranh đa sắc màu.

Diệu Nguyễn
15:30 13/11/2024 Diệu Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Chị Vũ Thị Nguyệt Ánh (45 tuổi, trú tại xã Lộc Châu, TP. Bảo Lộc, Lâm Đồng) được biết đến là người sưu tập bướm lâu năm. Qua bàn tay tài hoa của mình, chị Ánh đã biến những cánh bướm thành những bức tranh làng quê, phong cảnh, chân dung,… độc đáo, ấn tượng.

Nữ họa sĩ cho biết, sau cơn sốt lúc 5 tuổi, hai chân của chị bị bại liệt, từ đó đến nay chị luôn gắn liền với chiếc xe lăn. Không đầu hàng trước số phận, chị Ánh nỗ lực vươn lên, nuôi dưỡng ước mơ hoài bão từ chính sở thích của mình với mong muốn nuôi sống bản thân và giúp đỡ gia đình.

Năm 2000, vì muốn lưu giữ những cánh bướm màu sắc xinh đẹp, chị Ánh đã nảy ra ý định đưa chúng vào tranh. “Những ngày đầu, tôi và người thân thường đến các khu vườn để sưu tầm cánh bướm mang về làm tranh. Về sau, tôi thu thập những con sâu rồi mang về vườn nhà nuôi dưỡng. Khi chúng kết thúc đời sâu, chuyển thành bướm tôi sẽ thu thập những cánh bướm đủ màu sắc để sử dụng cho việc sáng tác”, nữ họa sĩ khuyết tật chia sẻ.

nu-hoa-si-khuyet-tat-bien-canh-buom-thanh-nhung-buc-tranh-doc-dao

Theo chị Ánh, để hoàn thành bức tranh cánh bướm phải trải qua rất nhiều công đoạn, tỉ mỉ, công phu. Sau khi phác thảo đường nét cơ bản bằng bút chì trên giấy, chị sẽ lựa chọn những cánh bướm khô, có màu sắc phù hợp rồi dùng keo dán, cố định lên từng vị trí đã được đánh dấu. Các đường nét trong tranh được hình thành bởi việc ghép thủ công các cánh bướm lớn, nhỏ với nhau chứ không dùng màu vẽ để thêm vào các chi tiết trong tranh. Sau khi hoàn tất việc ghép cánh bướm, chị sẽ đem đi ép khung kính rồi chuyển cho khách hàng.

Nữ họa sĩ cho biết, màu của cánh bướm sau khi ép vào khung tranh sẽ không bị phai nhạt và có thể lưu giữ hàng chục năm.

Sau 24 năm khởi nghiệp, chị Ánh đã sáng tạo ra hàng nghìn bức tranh cánh bướm lớn, nhỏ khác nhau. Hiện nay, tranh của chị được người yêu thích hội họa tìm mua với mức giá từ 200.000 đồng đến hàng chục triệu đồng mỗi bức.

Ngoài việc sáng tác tranh, nữ họa sĩ khuyết tật – Vũ Thị Nguyệt Ánh còn kết hợp dạy nghề làm tranh cho 8 người khác ở địa phương. 

Xem thêm: Vượt nghịch cảnh, cô thợ may tí hon truyền cảm hứng đến mọi người

songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận