Bao giờ bố mẹ được “nghỉ hưu” – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã về hưu hơn 10 năm nay, nhưng con cháu vẫn chưa “công nhận” chế độ nghỉ hưu của ông bà. Chúng vẫn miệt mài “tuyển dụng” ông bà vào nhiều vị trí trong gia đình, khiến cuộc sống của họ chẳng có lấy được ngày an nhàn.

Bao giờ bố mẹ được “nghỉ hưu” – Câu chuyện đáng suy ngẫm

Dù đã về hưu hơn 10 năm nay, nhưng con cháu vẫn chưa “công nhận” chế độ nghỉ hưu của ông bà. Chúng vẫn miệt mài “tuyển dụng” ông bà vào nhiều vị trí trong gia đình, khiến cuộc sống của họ chẳng có lấy được ngày an nhàn.

Sau mấy mươi năm làm việc, cống hiến cho Nhà nước, ông bà cũng được về hưu nghỉ ngơi, an hưởng tuổi già. Ông bà có một mảnh đất và ngôi nhà dưới quê được bố mẹ và tổ tiên để lại. Nên ông bà tính chu toàn xong mọi việc trên thành phố, cả hai sẽ về quê vui vầy với vườn tược, hàng xóm láng giềng.

Nghĩ là làm, sau khi gả chồng cho cô con gái út xong, ông bà bàn giao lại ngôi nhà ở thành phố cho vợ chồng con trai rồi dùng một phần tiền tiết kiệm về quê sửa lại ngôi nhà cũ và chuyển về đó sống. Thời gian đầu, cuộc sống ở quê khiến ông bà rất hài lòng. Cảnh quê yên tĩnh, có vườn rau, ao cá đủ để ông bà lao động cho vui, lại vừa có thực phẩm sạch để dùng. Thêm vào đó, họ hàng làm xóm quây quần khiến đời sống tinh thần của ông bà cũng trở nên phong phú, vui vẻ. Cứ ngỡ cuộc sống tuổi già của họ cứ vậy mà yên bình đến cuối đời. Nào ngờ mới nghỉ hưu được 1 năm thì ông bà buộc phải dừng lại vì các con có nhu cầu “tuyển dụng”  bố mẹ và các công việc cần người hỗ trợ.

Đầu tiên là vợ chồng con trai sinh con, sau một tháng lên phố chăm con dâu ở cữ bà đang định thu xếp về thì chúng lại bảo bà ở lại 1 năm, khi nào cháu cứng cáp đến tuổi đi nhà trẻ thì bà về. Các con cần chả nhẽ mình lại không giúp, với điều kiện kinh tế của chúng cũng chẳng khấm khá để thuê giúp việc. Thế là bà tạm xa ông để ra phố trông cháu.

Bà trông 2 đứa con cho vợ chồng con trai xong thì đến lượt con gái sinh con. Thương đứa này thì cũng phải thương cả đứa khác, thế là bà lại khăn gói sang nhà con gái trông cháu ngoại. Ngoảnh đi ngoảnh lại bà được con cái “tuyển dụng” vị trí “quản gia trông cháu” cũng gần 10 năm trời.

Gần 10 năm “làm việc” cho vợ chồng con trai, con gái, bà tất cả ngược xôi chạy về giữa nhà mình ở quê và nhà các con trên thành phố. Vất vả nhiều nhưng bà cũng chẳng dám than vãn, bởi các con vất vả, phận làm mẹ như bà cũng chẳng thể ngồi yên mà không lo. Nhất là sau đợt dịch Covid, đứa thì bị mất việc, đứa thì giảm thu nhập, ai nấy đều khó khăn cả.

Những ngày bà ra thành phố trông cháu, ông ở nhà một mình buồn nên lấy việc trồng rau, nuôi gà, thả cá ra làm niềm vui. Những thứ đó trồng ra, nuôi lớn ông lại gửi lên thành phố cho vợ con dùng. Từ đó, vợ chồng con trai, con gái có thực phẩm sạch của bố ở quê cung cấp cho, vừa tiết kiệm được tiền lại đảm bảo chất lượng an toàn cho sức khỏe. Các con dùng ngon, lên cơ quan hay hay gặp bạn bè đều khoe mình có nguồn thực phẩm ở quê bố gửi cho.

Ban đầu mọi người hóng chuyện cho vui, sau đó thì thuận tiện “nhờ” ông mua hộ cho một ít luôn. Được cái ông mát tay, trồng gì, nuôi gì cũng nhanh lớn. Thế là con gái và con dâu ông lại nghĩ ra chuyện ăn không hết thì bán “hộ ông”. Dần dần thấy có mối lợi kinh tế lớn, thế là chúng bàn ông tăng gia sản xuất để kinh doanh thực phẩm sạch. Từ ngày đó, hết con gái đến con dâu, thỉnh thoảng chúng lại về quê quay vườn rau, ao cá, đàn gà của ông lên mạng để quảng cáo thực phẩm sạch nhà làm. Khách hàng đông cũng đồng nghĩa với việc ông bận rộn hơn trước nhiều.

Được thời gian, con dâu với con gái ông lập trang bán hàng online, cung cấp nguồn thực phẩm sạch từ vườn nhà ông và một số người thân họ hàng ở quê. Vậy là ông vừa trồng trọt, chăn nuôi, lại vừa làm đầu mối gom thực phẩm ở quê cho chuyển ra cho các con trên thành phố để buôn bán. Công việc đem lại lợi nhuận khá nên các con càng ham, càng khiến ông phải lao vào làm cùng chúng nhiều hơn.

Hai năm nay các cháu đều đi học hết, bà không còn ở phố trông cháu nữa. Nhưng về quê rồi bà vẫn chẳng được nghỉ hưu vì phải phụ ông gom hàng gửi ra thành phố. Sáng nào hai ông bà cũng lọ mọ dậy từ sớm để tưới rau, cho gà ăn, nhặt trứng,… rồi tối đến thì lọ mọ đọc cho bà ghi số lượng rau củ quả mà các con cần gom hàng.

Thời đại công nghệ, cái gì cũng phải quay video để đăng lên mạng thì nhiều người mới biết đến, tin tưởng. Thế là các con lại về “tập huấn” cho ông một khóa quay video lúc tưới rau, nhặt trứng, vớt cá,… Nhờ mấy cái video chân thật đó mà hàng nông sản nhà ông bà rất được lòng khách thành phố.

Thương con, thương cháu nhưng sức khỏe của ông bà có hạn, làm lụng nhiều đôi khiến tay chân ông bà rã rời, toàn thân kiệt sức. Nhưng vì con, vì cháu lại phải gắng gượng. Ở tuổi nghỉ hưu, ông bà cũng muốn được rảnh rỗi đi đây đi đó, giao lưu gặp gỡ bạn bè. Nhưng thân làm cha làm mẹ nên thấy các con vất vả ông bà chẳng nỡ đứng ngoài nhìn.

Thỉnh thoảng bệnh già kéo đến mệt mỏi quá, ông bà lại nửa đùa nửa thật nói với mấy đứa con qua điện thoại: “Nhà nước cho bố mẹ nghỉ hưu rồi, còn các con bao giờ mới cho bố mẹ về hưu đây?”. Nhưng chúng nó vô tư rồi thành vô tâm, lần nào ông bà hỏi câu đó chúng cũng cười cười rồi bảo: “Còn lâu lắm ạ! Bố mẹ mà nghỉ thì các con chết đói theo đấy!”. Vậy là ông bà lại chẳng thể nào yên dạ mà buông việc để nghỉ ngơi, sống già theo ý mình.

Xem thêm: Trông cháu không phải nghĩa vụ của ông bà – Câu chuyện đáng suy ngẫm