Dân FA du lịch Sài Gòn dịp 30/4 - 1/5 đừng bỏ qua 5 ngôi chùa cầu duyên linh thiêng này
Sẽ là thiếu sót lớn nếu dân FA không bỏ túi gấp 5 ngôi chùa nổi tiếng linh ứng trong việc cầu duyên giữa đất Sài Gòn cho dịp 30/4 - 1/5 này.
1. Chùa Ngọc Hoàng
Chùa Ngọc Hoàng, hay còn gọi là Điện Ngọc Hoàng (Phước Hải Tự) tọa lạc tại số 73, đường Mai Thị Lựu, quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Dù cách biệt với trung tâm thành phố nhưng đường di chuyển đến chùa tương đối dễ dàng. Tuy nhiên, khi lên kế hoạch tham quan, bạn cũng cần quan tâm đến vấn đề chùa Ngọc Hoàng mở cửa đến mấy giờ? Chùa mở cửa mỗi ngày nên bạn có thể đến tham quan, cầu phúc bất cứ lúc nào từ 7h đến 18h, riêng mùng 1 và rằm là từ 5h đến 19h.
Chùa Ngọc Hoàng là ngôi chùa người Hoa nổi tiếng toạ lạc giữa lòng quận 1. Được xây dựng vào những năm đầu thế kỷ XX, đây không chỉ là toạ độ hành hương được nhiều người biết khi có dịp ghé đến Sài Gòn, mà còn nổi tiếng linh ứng trong việc cầu tự, cầu duyên. Tương truyền, đối với việc cầu duyên, chỉ cần đến chùa và khấn tên mình, người ấy, kế đến sờ vào tượng ông Tơ, bà Nguyệt, Thánh Mẫu thì chuyện tình duyên ít nhiều đã được bề trên se duyên và tác hợp.
2. Tu viện Khánh An
Tu viện Khánh An nằm ở ngoại ô thành phố Hồ Chí Minh, ngay cạnh quốc lộ 1A hướng từ cầu vượt An Sương (huyện Hóc Môn) tới cầu Vượt Bình Phước (quận Thủ Đức).
Tu viện Khánh An là một trong những ngôi chùa cầu duyên ở Sài Gòn cực linh thiêng. Tu viện còn sở hữu một diện tích khá lớn, lên đến 6000 m2. Cùng với đó, chùa được thiết kế với nét kiến trúc ấn tượng và được mệnh danh là “Nhật Bản thu nhỏ” giữa lòng Sài Gòn tập nập.
Tu viện sử dụng những tông màu khá thân thuộc với đời sống người Việt như màu đỏ, xám, trắng,… Ngôi chùa còn là sự kết hợp hài hòa của nhiều màu sắc giúp tạo ra nhiều góc checkin cực đỉnh. Đặc biệt, vì xây dựng theo phong cách cổ xưa nên các trang trí của tu viện không điêu khắc hay có các họa tiết tinh xảo.
3. Chùa Bửu Long
Nằm trên một ngọn đồi phía tây sông Đồng Nai, chùa Bửu Long tọa lạc tại số 81 Nguyễn Xiển, phường Long Bình, quận 9, cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh khoảng 20km, có tên chính thức là thiền viện Tổ Đình Bửu Long. Được thành lập năm 1942, đến năm 2007, chùa Bửu Long được đầu tư xây dựng và trùng tu thêm, trở thành công trình kiến trúc tiêu biểu cho sự kết hợp hài hòa văn hóa Thái Lan, Ấn Độ cùng tinh hoa kiến trúc nhà Nguyễn.
Chùa Bửu Long được tạp chí National Geographic bình chọn là 1 trong 10 công trình Phật giáo sở hữu thiết kế đẹp nhất. Ngôi chùa mang đậm nét kiến trúc của đất nước Chùa Vàng với vẻ đẹp nguy nga, tráng lệ. Ngôi chùa tuy chỉ sử dụng hai tone màu chính là trắng và vàng nhưng vẫn hiện lên khung cảnh sống động và rực rỡ.
Đặt chân đến đây, du khách sẽ không khỏi ấn tượng với lối kiến trúc Phật giáo đặc sắc là sự kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Phật giáo nguyên thủy và màu sắc đặc trưng của văn hóa Việt. Bửu Long còn nổi tiếng nhờ sở hữu khuôn viên rộng lớn, độc đáo cùng tháp Gotama Cetiya cao đến 56m, được mệnh danh là ngọn bảo tháp cao nhất Việt Nam.
4. Lăng Ông Bà Chiểu
Tọa lạc tại số 1 đường Vũ Tùng, phường 3, quận Bình Thạnh, thế nhưng Lăng Ông Bà Chiểu lại được bao quanh bởi tận 4 con đường đó là: Lê Văn Duyệt, Phan Đăng Lưu, Vũ Tùng và Trịnh Hoài Đức, ngay sát chợ Bà Chiểu.
Lăng Ông Bà Chiểu được biết đến là một công trình văn hóa tâm linh lớn tại Sài Gòn. Đây còn là ngôi chùa cầu duyên ở Sài Gòn cực linh thiêng và yên bình. Ngôi chùa với nét kiến trúc mang đậm dấu ấn của kiến trúc Việt Nam thời cổ với những gam màu đặc trưng như đỏ, vàng, trắng,…
Những họa tiết và điêu khắc rồng, phượng cung phu, tỉ mỉ nhưng đã có phần phai mờ do năm tháng. Ngôi chùa với nhiều điểm thăm quan lý tưởng, gợi nhớ cho chúng ta về một thời lịch sử hào hùng như nhà bia ghi nhớ công đức của Tả quân, lăng mộ của Tả quân và bà Đỗ Thị Phân,…
5. Chùa Bà Thiên Hậu
Ngôi chùa trên 250 tuổi này nằm ở số 710 Nguyễn Trãi, Quận 5, TP Hồ Chí Minh. Ngoài tên gọi trên, nơi tâm linh này còn có tên khác là chùa Bà Chợ Lớn hoặc Phò Miếu ( theo cách gọi của người Hoa ). Nơi này được xây dựng bởi cộng đồng người Hoa vào năm 1760. Để cảm ơn thần phật đã phù hộ họ làm ăn thuận lợi ở vùng đất mới.
Ngôi chùa này thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu. Cứ vào ngày 28 tháng Chạp hàng năm, chùa tổ chức lễ cúng Bà và lễ Khai ấn, thu hút cả trăm người đến viếng. Chính vì thế, nơi đây được rất nhiều tôn sùng cúng bái. Trong đó có không ít những thiếu nữ, chàng trai còn lẻ bóng đến cầu khấn cho tình duyên trắc trở của mình.
Chùa Bà Thiên Hậu được xây dựng với lối kiến trúc vô cùng cổ kính và đậm chất Trung Hoa. Được chia ra là 3 tòa khác nhau là Tiền điện, Trung điện và Hậu điện. Cùng với kiến trúc đặc sắc, chùa còn lưu giữ hàng trăm cổ vật được chế tác công phu, tinh xảo và nhiều pháp khí do người Hoa dâng cúng Thiên Hậu Thánh Mẫu.
Đọc thêm: Vì sao chùa Ngọc Hoàng là nơi cầu con, cầu duyên linh thiêng nhất Sài Gòn?
5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần
Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!
Bình luận