Có tới 1.600 tấn vàng chìm dưới đáy hồ Baikal, tại sao không ai trục vớt?

Theo ước tính, tổng giá trị của số vàng này có thể lên tới 70 tỷ USD. Có rất nhiều người từng nhòm ngó số tiền khổng lồ này nhưng cuối cùng đều phải bỏ cuộc.

Thùy Nguyễn
16:47 25/08/2021 Thùy Nguyễn
Sống Đẹp
Nguồn: Internet

Sau khi nhà thám hiểm Columbus hoàn thành chuyến thám hiểm vượt đại dương lần thứ 4 cùng chuyến phiêu lưu săn tìm báu vật ở châu Mỹ đã mở ra trào lưu tìm kiếm kho báu trên toàn thế giới. Có vô số truyền thuyết về kho báu được lưu truyền, tất nhiên mỗi truyền thuyết đều không phải là vô căn cứ.

Ma lực của tiền tài rất lớn, khó ai có thể cưỡng lại được. Do đó, không ít người tin theo các truyền thuyết, đi tìm kho báu với hi vọng đổi đời. Tất nhiên, nhiều kho báu là có thật, bởi nhiều lý do khác nhau mà bị vùi sâu xuống lòng đất hoặc lòng đại dương.

co-1600-tan-vang-chim-duoi-ho-baikal-tai-sao-khong-ai-truc-vot-2
Nhiều kho báu là có thật, bởi nhiều lý do khác nhau mà bị vùi sâu xuống lòng đất hoặc lòng đại dương

Một trong số những truyền thuyết kho báu được lưu truyền không thể thiếu câu chuyện về hồ Baikal. Người ta nói rằng, dưới hồ có 1.600 tấn vàng nằm im lìm suốt bao năm qua nhưng không một ai tới trục vớt. Nhiều người khẳng định, số vàng chìm dưới hồ là bảo vật quý hiếm được Hoàng Nicholas II sưu tầm.

Vào thời điểm giai cấp vô sản do Lenin lãnh đạo dấy lên nhiều cuộc tranh đấu, ngai vàng bấp bênh, tính mạng cũng bị đe dọa nên Sa Hoàng đã nhanh chóng mang theo một lượng bảo vật của mình tìm cách tháo chạy. Tuy nhiên, do bảo vật quá nhiều, kích thước lớn cùng trọng lượng nặng kinh người, Sa Hoàng quyết định phá hủy và chôn vùi chúng.

co-1600-tan-vang-chim-duoi-ho-baikal-tai-sao-khong-ai-truc-vot-3
Để không ai tìm được 1.600 tấn vàng này, Sa Hoàng đã ném chúng xuống hồ Baikal không đáy

Để không ai tìm được 1.600 tấn vàng này, ông đã ném chúng xuống hồ Baikal không đáy. Theo các chuyên gia, ước tính giá trị của số vàng này lên tới 70 tỷ USD. Bao nhiêu năm qua, nhiều người nhòm ngó số vàng khổng lồ này nhưng đều bỏ cuộc. Tất cả gia tài mà Sa Hoàng để lại đều là báu vật vô giá, chỉ cần xác định được vị trí và trục vớt lên thì tiền tài có tiêu cả mấy đời cũng không hết.

Thế nhưng, chẳng ai dám trục vớt số vàng này. Hồ Baikal sâu không thấy đáy. Hồ nằm ở phía nam của Đông Siberia, trên ranh giới của vùng Irkutsk và Cộng hòa Buryatia. Nằm nép mình trong vùng Siberia hoang dã, hồ Baikal là nơi không ai muốn ở lại lâu.

Baikal còn là một trong những vùng nước cổ xưa nhất trên hành tinh và là hồ sâu nhất trên Trái đất. Trước kia, hồ là một vùng đất sình lầy, tổ tên người Mông Cổ đã sinh sống tại đây và đặt tên theo đặc điểm địa hình của nơi này. Khi người Nga đến, họ đã phiên âm thành Siberia.

co-1600-tan-vang-chim-duoi-ho-baikal-tai-sao-khong-ai-truc-vot-1
Baikal là một trong những vùng nước cổ xưa nhất trên hành tinh và là hồ sâu nhất trên Trái đất

Hồ Baikal hình thành do đứt gãy địa tầng, sụt lún mạnh với độ sâu trung bình là 730m. Bên cạnh đó, hồ Baikal không bị bao phủ trong thời kỳ Băng hà Đệ tứ nên bên trong còn tồn tại nhiều loài động vật nước ngọt của Phân đại Đệ tam như hải cẩu Baikal, cá hồi trắng bắc cực, cá hồi trắng Omul, cá mập… Do đó, chẳng ai dám tiến hành trục vớt kho báu của Sa Hoàng Nicholas II bởi tiền bạc quý thật, nhưng tính mạng con người còn quý báu hơn nhiều.

Xem thêm: Sự thật đáng sợ về bức tượng Nữ thần đen: Chạm vào là mất mạng ngoại trừ trinh nữ

Sống Đẹp
songdep.com.vn

5 chủ đề bạn cần biết mỗi tuần

Mỗi thứ Tư, bạn sẽ nhận được email tổng hợp những chủ đề nổi bật tuần qua một cách súc tích, dễ hiểu, và hoàn toàn miễn phí!

Bài Mới

Bình luận